Luật thuế thu nhập cá nhân: Những điểm cần lưu ý

Thuế thu nhập cá nhân là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. Đóng thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân vì mục tiêu chung phát triển đất nước. Vậy luật thuế thu nhập cá nhân cần lưu ý những điểm gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé. 

luật thuế thu nhập cá nhân
Luật thuế thu nhập cá nhân: Những điểm cần lưu ý

1. Đối tượng chịu thuế trong Luật thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân thì thu nhập chịu thuế là tất cả các khoản thu nhập hợp pháp của cá nhân.

Với cách quy định như vậy đồng nghĩa với việc xác định đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân là tất cả các khoản thu nhập tính từ đồng thu nhập đầu tiên.

  • Thu nhập từ kinh doanh.
  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công.
  • Thu nhập từ đầu tư vốn.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
  • Thu nhập từ trúng thưởng.
  • Thu nhập từ bản quyền.
  • Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
  • Thu nhập từ nhận thừa kế.
  • Thu nhập từ nhận quà tặng.

2. Khoản thu nhập 9 triệu đồng/tháng phải nộp thuế TNCN

Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung, thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần gồm 7 bậc với mức thuế suất từ 5-35% đối với từng mức thu nhập tính thuế/tháng, cụ thể:

 

luật thuế thu nhập cá nhân
Hình 1. Biểu thuế lũy tiến từng phần 7 bậc

Bảng áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế trừ các khoản BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp…

Biểu thuế TNCN hiện tại áp dụng thu thuế cho phần tiền đến 5 triệu đồng/tháng. Nhưng không ít người lầm tưởng rằng thu nhập 5 triệu đồng/tháng đã bị tính thuế thu nhập cá nhân.

Với con số 5 triệu đồng/tháng cần được hiểu chính xác là phần thu nhập tính thuế – bằng tổng thu nhập trong tháng (thu nhập chịu thuế) trừ đi các khoản giảm trừ (9 triệu đồng/tháng với bản thân người nộp thuế và 3,6 triệu đồng/tháng với mỗi người phụ thuộc…).

=> Hiểu đơn giản thuế TNCN chỉ áp dụng với người có thu nhập tối thiểu trên 9 triệu đồng/tháng.

3. Giảm trừ gia cảnh trong Luật thuế thu nhập cá nhân 

Người nộp thuế cần lưu ý khi giảm trừ gia cảnh cho bản thân, đó là người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập thì lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi. Trong kỳ tính thuế cá nhân cư trú chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân hoặc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được tính đủ 12 tháng nếu thực hiện quyết toán thuế theo quy định.

=> Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế.

Hai trường hợp:

  • Nếu nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
  • Nếu người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

4. Trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân 

Căn cứ Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 91/2014/NĐ-CP:

 

luật thuế thu nhập cá nhân
Hình 2. Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP

5. Những khoản thu nhập không chịu thuế TNCN – luật thuế thu nhập cá nhân

 

kế toán việt hưng
Hình 2. Khoản thu nhập không chịu thuế TNCN

Còn có các khoản trợ cấp khác không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN như: Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; Trợ cấp thất nghiệp; Trợ cấp hưu trí một lần…

6. Tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất

Gồm có 3 cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công dành cho 3 đối tượng khác nhau, cụ thể:

– Tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần: Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ 3 tháng trở lên;

– Khấu trừ 10%: Dành cho cá nhân ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ;

– Khấu trừ 20%: Đối với cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài.

Thuế TNCN là loại thuế tính theo tháng, kê khai có thể theo tháng hoặc theo quý nhưng quyết toán theo năm. Thuế thu nhập cá nhân được tính tại thời điểm trả thu nhập theo Điều 11 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung. 

Ví dụ

Tiền lương tháng 12/2018 trả vào tháng 01/2019 thì tính vào thu nhập chịu thuế của tháng 01/2019.

Tiền thưởng tết âm lịch năm 2019, trả vào tháng 2/2019 thì cộng vào thu nhập tính thuế TNCN của tháng 02/2019.

7. Xử phạt chậm nộp thuế TNCN tới 0,07%/ngày

Dựa vào số ngày bị trễ so với thời gian quy định thì mức phạt sẽ là khác nhau, mức phạt cụ thể được căn cứ theo Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN quá thời hạn:

– Từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ: Phạt cảnh cáo;

– Từ 01 ngày đến 10 ngày: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng;

– Từ trên 10 ngày đến 20 ngày: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng;

– Từ trên 20 ngày đến 30 ngày: Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

– Từ trên 30 ngày đến 40 ngày: Phạt tiền từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng;

– Từ trên 40 ngày đến 90 ngày hoặc quá 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Điểm a, điểm b khoản 2 Điều 34 Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 130/2016/TT-BTC, mức phạt chậm nộp thuế TNCN như sau:

1. Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế
a) Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế, thời hạn ghi trong quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế và quyết định xử lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Người nộp thuế nộp thiếu tiền thuế do khai sai số thuế phải nộp, số thuế được miễn, số thuế được giảm, số thuế được hoàn của các kỳ kê khai trước.
c) Trường hợp ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật, Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế, tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế thu tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế nhưng chậm nộp số tiền đã thu vào ngân sách nhà nước theo quy định thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế đã thu nhưng chưa nộp ngân sách nhà nước.

Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/7/2016 thì tiền chậm nộp được tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016 vẫn chưa nộp thì tính như sau:

– Trước ngày 01/01/2015 tính phạt chậm nộp, tiền chậm nộp:

Nếu số ngày chậm nộp nhỏ hơn 90 ngày thì số tiền phạt được xác định bằng:

Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp

Nếu số ngày chậm nộp lớn hơn 90 ngày thì số tiền phạt được xác định như sau:

Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp x 0,07% x Số ngày chậm nộp – 90 ngày

– Từ ngày 01/01/2015 đến trước ngày 01/7/2016 tính tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày

Trên đây là những lưu ý trong Luật thuế thu nhập cá nhân bạn cần biết. Do tính thay đổi khá thường xuyên của các quy định liên quan về thuế và thuế thu nhập cá nhân bạn đọc hãy tham khảo các văn bản được cập nhật mới nhất nhé. 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *