Kế toán cơ bản: các nghiệp vụ kế toán cơ bản mà bạn cần biết

Kế toán là một ngành nghề đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp. Với số lượng càng ngày càng lớn các doanh nghiệp tổ chức đang hoạt động và mới thành lập như hiện nay, cơ hội việc làm cho nghề kế toán là không hề nhỏ. Hôm nay, Kế toán Việt Hưng xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết Kế toán cơ bản: các nghiệp vụ kế toán cơ bản mà bạn cần biết để giúp các bạn nắm rõ những bút toán cơ bản nhất mà bạn phải nắm rõ khi làm kế toán nhé.

kế toán cơ bản
Kế toán cơ bản: Các nghiệp vụ kế toán cơ bản mà bạn cần biết

1. Định khoản khi mua hàng

Khi mua hàng hóa, nguyên vật liệu, hay công cụ dụng cụ,… các bạn định khoản như sau:

Nợ TK 152,153,155,156,211,…: Giá mua chưa bao gồm thuế GTGT

Nợ TK 133 : Thuế GTGT mua vào

  Có TK 111, 112, 331 : Tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn.

Khi thanh toán công nợ kỳ trước hoặc trả trước tiền hàng cho NCC

Nợ TK 331:  Số tiền thanh toán

  Có TK 111, 112: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc TGNH

Hạch toán chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng hóa:

Nợ TK 111 / 112/331/1388: Số tiền được chiết khấu

Có TK 711/ 515 : Số tiền được chiết khấu

Chiết khấu  thương mại được hưởng

Nợ TK 111 / 112/331/1388

Có TK 152/ 153/156

Có TK 133

Hạch toán hàng bán bị trả lại:

Nợ TK 111/ 112/331/1388

Có TK 152/153/156

Có TK 133

2. Định khoản khi bán hàng

Khi bán hàng, cần phải hạch toán đủ doanh thu, giá vốn và các chi phí phát sinh liên quan.

Hạch toán Doanh thu:

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn

     Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chưa gồm thuế GTGT

     Có TK 3331: Thuế GTGT bán ra

Hạch toán Giá vốn hàng bán:

Nợ TK 632: Giá vốn

Có TK 156: Hàng hóa

Khi thu công nợ kỳ trước của KH, hoặc khách hàng trả trước tiền hàng

Nợ TK 111, 112: Số tiền thu nợ

Có TK 131: Phải thu khách hàng

Hạch toán Phần chiết khấu thanh toán cho khách hàng hưởng

Nợ TK 635: Số tiền chiết khấu cho khách hàng hưởng

Có TK 111, 112, 131, 3388: Số tiền chiết khấu cho khách hàng hưởng

Chiết khấu thương mại cho khách hàng hưởng:

Nợ TK 5211, 5213

Nợ TK 3331

Có TK 111, 112, 131, 3388

Hạch toán Hàng bán bị trả lại:

– Giá vốn khi nhập lại số hàng trả bị trả lại tính theo giá vốn lúc xuất bán

– Hóa đơn của phần hàng bán bị trả lại luôn tính trên giá bán ( chưa bao gồm VAT)

Phần hàng bị trả lại, ta hạch toán như sau:

Nợ TK 5212

Nợ TK 3331/ Có TK 111, 112, 131, 3388

Bút toán Nhập lại kho số hàng bị trả lại

Nợ TK 156/ Có TK 632

3. Các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới dịch vụ ngân hàng

Khi Ngân hàng trả lãi cho DN, ghi:

Nợ TK 112/ Có TK 515

Hạch toán Phí dịch vụ tài khoản , phí in sao kê (Các chi phí liên quan đến doanh nghiệp ):

Nợ TK 642/ Có TK 112

Doanh nghiệp trả lãi cho ngân hàng ( do đi vay)

Nợ TK 635/ Có TK 111,112

Thu vốn góp cổ phần của cổ đông

Nợ TK 111,112, 221/ Có TK 411

4. Các nghiệp vụ liên quan tới CCDC, NVL, Thành phẩm

a. Cách xác định nguyên giá:

Nguyên giá = Giá mua ghi trên hóa đơn chưa gồm VAT + Chi phí liên quan (vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt…) + Thuế nhập khẩu, TTĐB (Nếu có)Các khoản giảm trừ (CKTM, giảm     giá, hàng bán bị trả lại)

b. Xuất kho công cụ dụng cụ:

– Khi mua CCDC ta nhập kho CCDC

Nợ TK 153

Nợ TK 1331

Có TK 111,112,331

– Khi xuất dùng

* Trường hợp 1: Phân bổ 1 lần toàn bộ giá trị CCDC

Nợ TK 154 : sử dụng cho bộ phận sản xuất

Nợ TK 641 : Sử dụng cho bộ phận bán hàng

Nợ TK 642 : Sử dụng cho bộ phận QLDN

Có TK 153 : công cụ dụng cụ

* Trường hợp 2 : Phân bổ nhiều lần toàn bộ giá trị CCDC

+ Khi xuất dùng

N 242 (theo TT 200 thì không còn phân biệt ngắn hạn và dài hạn)

Có TK 153

+ Khi phân bổ từ 2 lần trở lên

Nợ TK 154: sử dụng cho bộ phận sản xuất

Nợ TK 641 : sử dụng cho bộ phận bán hàng

Nợ TK 642 : sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp

     Có TK 242:

5. Hạch toán các nghiệp vụ liên quan TSCĐ

Các xác định nguyên giá của TSCĐ = Giá mua ghi trên hóa đơn chưa gồm VAT + Chi phí liên quan ( Vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt…) + Thuế nhập khẩu ( nếu có)- các khoản giảm trừ ( Ck thương mại, giảm giá, hàng bán bị trả lại)

Khi mua TSCĐ

Nợ TK 211: Giá trị TSCĐ

Nợ TK 133: Thuế GTGT phải nộp

Có TK 111, 112, 331: Tổng số tiền phải thanh toán

– Khi mua TS phải kết chuyển nguồn ( kết chuyển đúng nguyên giá của Ts)

– Mua TS bằng vốn vay dài hạn hay bằng nguồn vốn kinh doanh thì không phải kết chuyển nguồn.

Hàng tháng tính khấu hao

Thông thường các DN tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng

Nợ TK 154/ 641 / 642

Có TK 214

Trong quá trình sử dụng mà thanh lý , nhượng bán

– Xóa sổ

Nợ TK 214 : Tổng giá trị khấu hao tính đến thời điểm thanh lý, nhượng bán

Nợ TK 811: Giá trị còn lại

Có TK 211: Nguyên giá TS

– Giá thỏa thuận

Nợ TK 111,112,131

Có TK 711 : Giá thỏa thuận của 2 bên

Có TK 3331 thuế GTGT bán ra của TS

– Trường hợp có tân trang sửa chữa trước khi thanh lý

Nợ TK 811 Chi phí thanh lý

Nợ TK 133 Thuế GTGT

Có TK 111, 112, 331

6. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Ta hạch toán như sau:

Lương phải trả các bộ phận của DN

Nợ TK 641/642: Chi phí tiền lương

Có TK 334:Tiền lương của cán bộ công nhân viên

Trích các loại bảo hiểm tính vào chi phí của DN

Khoản Bảo hiểm xã hội: Nợ TK 641/642 (17,5%  lương cơ bản)

                                          Có TK 338

Khoản Bảo hiểm y tế: Nợ TK 154/641/642 (3%  lương cơ bản)

                                               Có TK 338

Khoản Bảo hiểm thất nghiệp: Nợ TK 154/641/642 (1%  lương cơ bản)

                                                      Có TK 338

Khoản Kinh phí công đoàn: Nợ TK 154/641/642 (2%  lương cơ bản)

                                                    Có TK 338

Trích các loại bảo hiểm, thuế TNCN trừ vào lương của người lao động

Khoản Bảo hiểm xã hội: Nợ TK 334 (8%  lương cơ bản)

                                          Có TK 338

Khoản Bảo hiểm y tế:     Nợ TK 334 ( 1,5% x lương cơ bản)

                                               Có TK 338

Khoản Bảo hiểm thất nghiệp: Nợ TK 334 ( 1% X lương cơ bản)

                                                  Có TK 338

Thanh toán lương cho cán bộ, công nhân viên

Nợ TK 334 Lương thực lĩnh = Tổng lương ( Tổng bên Có TK 334) – các khoản giảm trừ vào lương ( Tổng bên Nợ TK 334)

  Có TK 111, 112

– Nộp các khoản bảo hiểm:

Nợ TK 338/ Có TK 111, 112

7. Các bút toán cuối tháng

a. Khấu trừ thuế GTGT

Bút toán cố định làm theo tháng

Nợ TK 3331/ Có TK 1331

– Cách xác định số thuế GTGT được khấu trừ như sau:

Bước 1 : Tính tổng số tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ( 133)

Bước 2 : Tính tổng số tiền thuế GTGT phải nộp ( 3331)

Bước 3: Xác định xem tháng trước còn thuế GTGT được khấu trừ chuyển sang kỳ này hay không ( dư 133 của tháng trước)

Ta lấy dư đầu kỳ của 133 + phát sinh của TK 133 so sánh với TK 3331 số nào nhỏ thì lấy.

b. Các khoản giảm trừ doanh thu

Nợ TK 511/ Có TK 521, 531,532

c. Các bút toán kết chuyển

– Kết chuyển doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Nợ TK 511/ Có TK 911

– Kết chuyển doanh thu thuần từ hoạt động đầu tư tài chính

Nợ TK 515/ Có TK 911

– Kết chuyển doanh thu thuần từ hoạt động khác

Nợ TK 711/ Có TK 911

– Kết chuyển giá vốn hàng bán

Nợ TK 911/ Có TK 632

– Kết chuyển chi phí bán hàng

Nợ TK 911/ Có TK 641

– Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 911/ Có TK 642

– Kết chuyển Chi phí khác

Nợ TK 911/ Có TK 811

– Tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý nếu kinh doanh doanh nghiệp có lãi

Nợ TK 821/ Có TK 3334

Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Nợ TK 911/ Có TK 821

– Xác định lợi nhuận sau thuế

+ Nếu doanh nghiệp lãi

Nợ TK 911/ Có TK 421

+ Nếu doanh nghiệp lỗ

Nợ TK 421/ Có TK 911

Trên đây là các nghiệp vụ kế toán cơ bản cần nhớ mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Nếu có gì thắc mắc hay tìm hiểu về Khoá họ Kế toán Online, hãy liên hệ Kế toán Việt Hưng để được giải đáp chi tiết và nhanh chóng nhất nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...