Hướng dẫn hạch toán công cụ dụng cụ trên MISA 2019

Kế toán Việt Hưng – Hạch toán công cụ dụng cụ trên MISA 2019 như thế nào? Phân bổ các chi phí trả trước vào đâu cho hợp lý khi các bạn làm kế toán đang cầm trên tay bộ chứng từ kế toán? Hãy cùng xem bài vết ngay sau đây của chúng tôi để có câu trả lời nhé.

hạch toán công cụ dụng cụ trên misa
Hướng dẫn hạch toán công cụ dụng cụ trên MISA 2019

1. Công cụ dụng cụ là gì?

Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng để xếp vào tài sản cố định (theo chế độ hiện hành, những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hơn 10.000.000 đồng, thời gian sử dụng < =1 năm) thì xếp vào công cụ, dụng cụ.

Bởi vậy, công cụ và dụng cụ mang đầy đủ các đặc điểm như tài sản cố định: tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng, giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.

Công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp được sử dụng để phục vụ sản xuất hay hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý doanh nghiệp. Cũng như vật liệu, công cụ và dụng cụ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như mua ngoài, tự sản xuất, vốn góp, …, trong đó, chủ yếu do doanh nghiệp mua ngoài.

2. Chi phí trả trước là gì? Chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn

Chi phí trả trước là những khoản chi phí mà đơn vị trả cho nhà cung cấp trước nhiều kỳ phục vụ cho nhiều kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi phí trả trước ngắn hạn được sử dụng khi trả trước cho nhà cung cấp với thời hạn nhỏ hơn 1 năm (hoặc chi phí này phục vụ cho hoạt động SXKD 1 năm trở lại).

Chi phí trả trước dài hạn khi trả trước cho nhà cung cấp với thời hạn lớn hơn 1 năm (hoặc chi phí này phục vụ cho hoạt động SXKD từ 1 năm trở lên).

3. Hạch toán công cụ dụng cụ trên MISA theo thông tư 133

Các chi phí cần phân bổ

– Chi phí thuê nhà là chi phí trả trước

– Chi phí mua máy móc

– Tùy Chi phí đó nó thuộc là chi phí quản lý hay chi phí sản xuất

– Thời gian phân bổ

  • Nếu công cụ dụng cụ từ 2 đến 5 triêu: Phân bổ 12 tháng
  • Nếu công cụ dụng cụ từ 5 đến 10 triêu: Phân bổ 18 tháng
  • Nếu công cụ dụng cụ từ 10 đến 20 triệu: Phân bổ từ 18 đến 24 tháng
  • Nếu công cụ dụng cụ từ 20 đến 30 : Phân bổ từ 24 đến 36 tháng
  • Công cụ thì có giá trị bé hơn 30 triệu, và thời gian phân bổ chỉ được tối đa là 36 tháng thôi.

⇒ Tuy nhiên tùy tính chất sự việc để đưa ra thời gian phân bổ cho phù hợp

3.1 Bước 1 – Vào mua hàng/ vào chứng từ mua hàng hóa (hạch toán công cụ dụng cụ trên misa)

hạch toán công cụ dụng cụ trên misa
Hình 1. Chứng từ mua hàng hóa

Sau đó màn hình hóa đơn mua hàng xuất hiện Chọn “Mục 2. Mua hàng trong nước không qua kho”. Chọn hình thức thanh toán, Khai báo thông tin ngày hạch toán và hóa đơn

Hàng tiền, để chuột vào mũi tên đen đi xuống, bấm vào dấu + Màu xanh thêm mới mã dịch vụ để tạo mã CCDC. Với một nguyên tắc không thể không ghi nhớ như sau:

Một CCDC hay 1 Chi phí trả trước muốn khai là tạo riêng cho nó 1 mã riêng biệt không trùng nhau. Như vậy mới ghi tăng đồng loạt được. Nếu ghi trùng thì phần mềm chỉ hiểu đó là 1 mã và các mã sau không ghi tăng đồng loạt được

Cách khai như hình:

hạch toán công cụ dụng cụ trên misa
Hình 2. Thêm vật tư hàng hoá dịch vụ

Sau đó sang thông tin hóa đơn phản ánh các thông tin hóa đơn, ngày tháng….

3.2 Bước 2 – Vào nghiệp vụ / CCDC/ ghi tăng CCDC hàng loạt (hạch toán công cụ dụng cụ trên misa)

hạch toán công cụ dụng cụ trên misa
Hình 3. Ghi tăng CCDC hàng loạt

 Sau đó nhìn hình chọn dấu để xuất hiện các thông tin

hạch toán công cụ dụng cụ trên misa
Hình 4. Ghi tăng CCDC 2
hạch toán công cụ dụng cụ trên misa
Hình 5. Ghi tăng CCDC 3

Chọn các thông tin như hình bấm lấy dữ liệu. Nếu trong mua hàng không qua kho mà có hạch toán các nội dung khác thì lọc TK Nợ 242 để chọn cho dễ-> Bấm nốt chọn phía dưới.

hạch toán công cụ dụng cụ trên misa
Hình 6. Số kỳ phân bổ – ghi tăng CCDC hàng loạt

CHÚ Ý:

(1) Dùng cho đơn vị quản lý thì bên 2 thiết lập phân bổ là TK 6422

(2) Nếu cho BPSX thì cần sửa 6422 thành 154 và chọn thêm KMCP tương ứng

  • Nếu là CCDC thì chọn SXC.CCDC
  • Nếu là chi phí thì chon SXC.MN
  • Cuối cùng bấm ghi tăng

⇒ Như vậy xong 2 bước về CCDC

Tuy nhiên đôi khi quên không ghi tăng hoặc ngược lại rõ ràng là đã nhập bước 1 sao không thể nào ghi tăng đồng loạt hay là muốn check lại thông tin đối chiếu CCDC giữa 2 bước có thiếu gì không thì vào.

ktvh
Hình 7. Danh sách báo cáo

Rồi chọn khung thời gian cần đối chiếu

ktvh
Hình 8. Báo cáo đối chiếu sổ theo dõi CCDC, chi phí trả trước & sổ cái

Đồng ý

kế toán
Hình 9. Báo cáo đối chiếu sổ theo dõi 

Trên đây là chi tiết các thao tác hạch toán công cụ dụng cụ trên MISA 2019 được trực tiếp Kế toán trưởng chia sẻ kinh nghiệm công tác kế toán doanh nghiệp. Nếu bạn có thắc mắc về các khoá học gia sư kế toán Online tại Kế toán Việt Hưng liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn.

 

Có 3 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...