giải đáp thuế GTGT

Câu hỏi: Công ty ký Hợp đồng thử việc 2 tháng với người lao động, sau khi hết hợp đồng thử việc, Công ty ký
HĐLĐ dài hạn trên 3 tháng. Theo quy định hiện hành, chúng tôi hiểu rằng trong trường hợp cuối năm, nếu cá nhân không ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho Công ty thì Công ty chúng tôi thực hiện kê khai quyết toán như sau: 1) Giai đoạn 2 tháng đầu thử việc: Công ty Kê khai khấu trừ 10%, khi quyết toán cuối năm, kê khai trên phụ lục 05-2 dành cho cá nhân không có HĐLĐ. 2) Giai đoạn đã ký HDLĐ trên 3 tháng: kê khai khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến, khi quyết toán cuối năm, kê khai trên phụ lục 05-1 dành cho cá nhân có ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên. Rất mong Quý Cục thuế xác nhận cách hiểu của chúng tôi là đúng để có cơ sở thực hiện. (Nguyễn Thu Giang)

==> Trả lời:

Trường hợp Tổ chức Clinton Heath Acess Inititive., INC ký hợp đồng thử việc (không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng) với các cá nhân cung cấp dịch vụ thì khi phát sinh chi trả với tổng mức thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân theo quy định tại tiết i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì Công ty thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Câu hỏi: Theo nghị định 123/2020/NĐ-CP: “Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.” Vậy ngày ký số hóa đơn sau ngày lập hóa đơn thì có bị xử phạt gì không? Cách viết chỉ tiêu thuế suất thuế GTGT khi phát hành hóa đơn theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP như thế nào trong trường hợp mặt hàng bán ra không chịu thuế GTGT: “KCT” hay “/”?

==> Trả lời:

Trường hợp Công ty áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì:

– Thời điểm lập hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn. (quy định tại Khoản 9 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

– Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, Công ty phải lập hóa đơn để giao cho người mua và phải ghi đầy đủ nội dung và phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày 07/10/2021 của Tổng cục Thuế. Trường hợp Công ty bán hàng hóa không chịu thuế GTGT, trên hóa đơn GTGT tại chỉ tiêu “thuế suất” Công ty thể hiện là KCT. (Quy định tại Phụ lục V danh mục thuế suất (Kèm theo Quy định về thành phần chứa dữ liệu hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế ban hành tại Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày
07 tháng 10 năm 2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)

Câu hỏi: Đối với những mặt hàng với tên gọi chi tiết, không có được cụ thể NĐ43/2018 để làm tham chiếu vào PL của NĐ15/2022 thì làm thế nào để xác định thuế suất ạ (Hoa)

==> Trả lời:

Trường hợp Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, cung cấp hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% và không thuộc Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ thì được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Trường hợp Công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thì không được áp dụng giảm thuế GTGT. Công ty căn cứ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do Công ty sản xuất kinh doanh, đối chiếu với các quy định pháp luật để thực hiện. (Căn cứ Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ)

Câu hỏi: Hiện nay công ty chúng tôi cung cấp điện, nước, xử lý nước thải và một số dịch vụ khác…cho toàn bộ khách hàng trong khu công nghiệp, do số lượng hóa đơn nhiều và phải qua các bước phê duyệt nên ngày lập hóa đơn và ngày ký hóa đơn có sự khác nhau. Một số khách hàng của chúng tôi yêu cầu buộc chúng tôi phải cung cấp hóa đơn có ngày ký và ngày lập giống nhau điều này cũng khá khó khăn cho chúng tôi có thể xử lý. Chúng tôi xin hỏi, theo như quy định về hóa đơn chứng từ nêu trên việc hóa đơn có ngày lập và ngày ký khác nhau hoàn toàn được chấp nhận, người mua, người bán chỉ cần sử dụng ngày lập hóa đơn để kê khai thuế như vậy có đúng không? (Nguyễn Vân Anh)

==> Trả lời:

Trường hợp Công ty áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì thời điểm lập hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn. (Quy định tại Khoản 9 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

Câu hỏi: Hiện công ty chúng tôi cung cấp điện, nước và phí xử lý nước thải cho khách hàng.. Kỳ nước hàng tháng
của chúng tôi kéo dài từ ngày 16 của tháng trước đến 16 tháng sau và ngày chốt và ghi chỉ số vào ngày 16 hàng tháng và hóa đơn sẽ được phát hành trong vòng 07 ngày làm việc tiếp theo. Theo như nội dụng của Nghị Định 15, và qui định về thời điểm hoàn thành dịch vụ, hóa đơn chứng từ chúng tôi hiểu rằng toàn bộ tiền phí xử lý nước thải cho kì từ 16/01/2022 đến 16/02/2022 chốt và ghi chỉ số vào ngày 16/2/2022 được áp dụng thuế suất 8%. Chúng tôi xin hỏi, cách hiểu của chúng tôi như vậy có đúng không? (Vân Anh)

==> Trả lời:

Trường hợp Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, có hoạt động sản xuất, cung ứng các hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất GTGT 10% và không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định tại Phụ lục I, II, III ban hành theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ thì được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8%. Hàng hóa, dịch vụ thuộc Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì không được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ kể từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Thời điểm xác định thuế GTGT là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ. Trường hợp Công ty sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động cung ứng dịch vụ điện, nước thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Câu hỏi: Công ty tôi mua quà tặng cho nhân viên từ tháng 1.2022 với thuế suất đầu vào 10%. Đến tháng 2/2022
khi phát quà tặng thì công ty xuất hóa đơn đầu ra, tuy nhiên do mặt hàng này lại thuộc danh mục được giảm thuế còn 8%. Vậy xin hỏi chúng tôi xuất hóa đơn đầu ra quà tặng với thuế suất 10% hay 8%? (Bùi Thị Thanh Huyền)

==> Trả lời:

Trường hợp Doanh nghiệp mua hàng hóa trước ngày 01/2/2022 với thuế suất thuế GTGT 10% và hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thì khi tặng quà cho nhân viên được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% kể từ ngày 01/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022 theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐCP của Chính phủ.

Câu hỏi: Hiện tại, Công ty chúng tôi có nhiều hạng mục công trình (ví dụ như sửa chữa nhà máy, đường xá và các sửa chữa khác tại Khu công nghiệp) ký với các nhà cung cấp dịch vụ. Hợp đồng ký kết với nội dung: Sửa chữa, bảo dưỡng công trình hoặc nhà máy… Để phục vụ cho việc sửa chữa, bảo dưỡng các công trình đó, ngoài chi phí nhân công bên cung cấp dịch vụ phải sử dụng một số nguyên vật liệu, trong đó một số vật liệu thuộc đối tượng có thuế suất 10% được giảm xuống còn 8%, một số khác không thuộc đối tượng được giảm thuế theo Nghị định 15. Chúng tôi xin hỏi: Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng mà nhà thầu cung cấp cho chúng tôi có được áp dụng thuế suất 8% đối với toàn bộ dịch vụ hay không? Hay phải tách số nguyên vật liệu không được áp dụng thuế theo Phụ lục Nghị định 15 để áp thuế 10% và viết riêng một hóa đơn, số còn lại sẽ phát hành một hóa đơn khác áp dụng thuế suất 8% (Công ty TNHH Khu Công Nghiệp Thăng Long)

==> Trả lời:

Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng đang áp dụng mức thuế suất GTGT 10% và không thuộc Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ kể từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Câu hỏi: DN chúng tôi có những hóa đơn bán ra cho mặt hàng điện, nước được áp dụng thuế suất 8% và phải kê khai vào PL 43/2022/QH15. Tuy nhiên đối với hóa đơn điện chúng tôi có chia ra tiền điện giờ cao điểm, thấp điểm, bình thường và hệ số công suất phản kháng. Vậy chúng tôi có cần kê khai chi tiết cho từng nội dung hay chỉ cần kê khai 1 mục là tiền điện. Nhờ CQT giải đáp thắc mắc này cho chúng tôi.

==> Trả lời:

Trường hợp Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, có hoạt động sản xuất, cung ứng các hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất GTGT 10% và không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định tại Phụ lục I, II, III ban hành theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ thì được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8%. Hàng hóa, dịch vụ thuộc Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì không được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ kể từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Tên hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn phải thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp bán hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết đến từng chủng loại theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...