Kế toán viên khi thanh quyết toán thuế với cơ quan thuế sẽ cần có đủ năng lực về chuyên môn nghiệp vụ cũng như đòi hỏi có kiến thức chiều sâu, nắm rõ, cập nhật thường xuyên các sắc thuế để tránh gây thiệt hại, hoặc rủi ro cho doanh nghiệp của mình. Trong quá trình quyết toán thuế xảy ra một số vấn đề, rủi ro, thì yêu cầu kế toán viên phải có kỹ năng phát hiện và có hướng xử lý kịp thời trước khi cơ quan thuế thanh, kiểm tra hay có các phương án điều chỉnh sau khi thanh, kiểm tra của cơ quan thuế.
Nhằm giúp các bạn có được kinh nghiệm trong việc quyết toán với cơ quan thuế, Trung tâm đào tạo kế toán – lamketoan.vn sẽ cùng các bạn hoàn thiện quy trình trước, trong và sau khi quyết toán nhé.
Hiện nay, Do chính sách của Việt nam những năm gần đây có nhiều thay đổi dưới nhiều hình thức (Luật sửa đổi bổ sung; Thông tư thay đổi, sửa đổi bổ sung; chính sách ưu đãi, kích cầu; Văn bản dưới Luật…) nên thông thường các kế toán viên nếu không kịp thời cập nhật thông tin thì rủi ro đến với doanh nghiệp của mình rất dễ xảy ra.
Trên thực tế hiện nay, mỗi một sắc thuế đều có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết cho:
- Đối tượng chịu thuế
- Đối tượng nộp thuế
- Số thuế phải nộp
- Ưu đãi thuế
- Vi phạm và xử lý vi phạm
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về các sai phạm xảy ra nhiều nhất chủ yếu ở hai sắc thuế: Thuế GTGT và Thuế TNDN.
1. Thuế GTGT
a/ Thuế GTGT đầu ra
b/ Khai sai thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
2. Thuế TNDN
a/ Doanh thu tính thuế TNDN
b/ Hạch toán vào chi phí các khoản chi phí không đúng quy định khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN
c/ Miễn, giảm thuế TNDN
d) Chuyển giá, mua bán lỗ
3. Về các loại thuế khác
Thường xảy ra khai chậm so với thời điểm hoàn thành dịch vụ, mua bán hàng hóa.
4. Kỹ năng phát hiện
Thông thường, nếu không có những bất thường trong kinh doanh (Đầu tư dự án, mở rộng SXKD, tăng vốn – bổ sung ngành nghề….) thì mức độ tăng trưởng phù hợp với mức độ tăng nghĩa vụ ngân sách. Do vậy, kế toán có thể sử dụng kỹ năng phân tích tỷ trọng một số khoản mục để kiểm soát chính hoạt động của doanh nghiệp mình. Một số ví dụ cụ thể:
- Giá vốn bất thường
- Doanh thu bất thường
- Chi phí lãi vay bất thường
- Chi phí bán hàng bất thường
- Thu nhập khác bất thường
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Chỉ tiêu phải thu nội bộ
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Kể từ 04/02/2016, cơ quan thuế sẽ thực hiện quản lý thuế theo tiêu thức rủi ro, những quy định được cụ thể hóa trong Thông tư 204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015 của bộ Tài chính “Quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế”. Như vậy, để tránh nằm trong danh sách rủi ro của cơ quan thuế, từng kế toán phải nắm vững quyền của mình trong việc điều chỉnh dữ liệu đã kê khai với cơ quan thuế.
Các bạn có thể có đầy đủ bộ tài liệu gần 20 trang chia sẻ về kinh nghiệm quyết toán thuế: các tình huống, kỹ năng phát hiện, hướng xử lý khi quyết toán thuế đầy đủ.
Download tại đây