Định nghĩa thế nào là một kế toán viên chuyên nghiệp?

Trở thành Kế toán viên chuyên nghiệp là ước mơ của bao người. Kế toán là một vị trí khá phổ biến hiện nay. Cũng bởi vai trò quan trọng của kế toán đối với bất kỳ một doanh nghiệp đã quá rõ ràng. Để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp cần có nhiều yếu tố. hãy cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu vấn đề này nhé!

kế toán viên
Định nghĩa thế nào là một kế toán viên chuyên nghiệp?

Kế toán là nghề thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản trong doanh nghiệp với mục đích cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động của Doanh nghiệp.

Kế toán viên hành nghề là người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định của Luật này.

1. Công việc của một kế toán viên

Mỗi ngày, một doanh nghiệp hay bất kỳ các cơ quan tổ chức nào cũng sẽ có nhiều hoạt động cần thực hiện. Trong đó, phần lớn các hoạt động này đều có liên quan đến các hoạt động tài chính quan trọng của công ty: thu tiền bán hàng, nhập kho số nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất, trả tiền mua số nguyên vật liệu đã mua đó; ngày cuối tháng thì phải trả lương cho công nhân viên, xác định số tiền lãi hay lỗ của tháng này…

Tùy theo loại hình doanh nghiệp, đặc trưng của từng doanh nghiệp và từng cấp bậc làm việc mà những nhiệm vụ của một kế toán người kế toán cần đảm nhận là khác nhau. Nhìn chung công việc của một kế toán viên cần hoàn thành tốt để đảm bảo chu trình vận hành hiệu quả bao gồm những hoạt động sau đây:

=> Thu thập thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị vào chứng từ kế toán

Mỗi phòng ban trong một doanh nghiệp sẽ thực hiện các công việc và hoạt động kinh tế, tài chính khác nhau theo quy định của công ty. Các hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp được ghi chép lại trong các giấy tờ mà kế toán gọi là chứng từ như phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng… Các chứng từ này sẽ được chuyển cho nhân viên kế toán xử lý.

=>  Ghi sổ kế toán

Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp đều được tổng hợp và ghi chép lại một cách chi tiết, cụ thể vào sổ kế toán. Mỗi doanh nghiệp thường có nhiều sổ kế toán khác nhau, mỗi sổ được sử dụng vào mục đích ghi chép khác nhau. Dựa vào các ghi chép hàng ngày, nhân viên kế toán tổng hợp lại sổ sách, tiến hành phân loại để ghi vào sổ kế toán một cách chính xác và hợp lý nhất.

=>  Xử lý các dữ liệu kế toán để lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp lên cho ban lãnh đạo

Hàng tháng, nhân viên kế toán là người cung cấp các thông tin cần thiết cho lãnh đạo công ty để có những điều chỉnh phù hợp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa.

Để có những thông tin chính xác và cần thiết đến những lãnh đạo thì hàng tháng, hàng quý, năm nhân viên kế toán phải tổng hợp lại số liệu từ các sổ kế toán đã ghi chép, lập thành các báo cáo chi tiết và cụ thể nhất để gửi cho lãnh đạo. Kế toán là người sẽ phân tích tình hình tài chính, ngân sách, chi phí, doanh thu của công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo.

2. Những tố chất cần thiết của một người kế toán chuyên nghiệp

Để trở thành một nhân viên kế toán chuyên nghiệp bạn cần có nghiệp vụ, trình độ chuyên môn. Đây là điều dễ hiểu và cũng dễ dàng nhìn thấy thông qua tấm bằng mà bạn cầm trên tay. Trải qua quá trình học tập, rèn luyện bạn sẽ tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm và bài học quý báu giúp ích cho công việc. Hành trang cần thiết cho bạn để đến với nghề kế toán là đức tính trung thực, khách quan, chăm chỉ, cẩn thận và tỉ mỉ.

Ngoài ra để đi được trên con đường này bạn cần rèn luyện thêm khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, kỹ năng tin học, và kỹ năng ngoại ngữ.

Trong công việc luôn cần sự năng động, sáng tạo để đem lại nguồn cảm hứng, những điều mới mẻ hơn. Những nghiệp vụ, công việc có thể giống nhau nhưng kinh tế luôn thay đổi.

Là người cân đo đong đếm tài chính trong doanh nghiệp, bạn cần nhạy bén trong cách xử lý, linh hoạt trong ứng xử và sáng tạo trong công việc rất nhiều.

Công việc nào thì cũng có áp lực. Công việc kế toán thì thường đối mặt với áp lực sổ sách, giấy tờ và các vấn đề liên quan đến tài chính.

Để có thể thành công trong công việc, bạn cần rèn luyện cho mình tinh thần thép, khả năng chịu được áp lực công việc cao để thích nghi tốt hơn với công việc.

Chịu được áp lực công việc thể hiện bản thân đã được tôi luyện, trưởng thành hơn rất nhiều.

3. Một số chứng chỉ kế toán viên cần quan tâm

Điều 57. Chứng chỉ kế toán viên

1. Người được cấp chứng chỉ kế toán viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;

c) Đạt kết quả kỳ thi lấy chứng chỉ kế toán viên.

2. Người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam và có tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được cấp chứng chỉ kế toán viên.

3. Bộ Tài chính quy định điều kiện thi lấy chứng chỉ kế toán viên, thủ tục cấp và thu hồi chứng chỉ kế toán viên.

(Theo Luật kế toán năm 2015)

Ở một số quốc gia phát triển, kế toán viên chuyên nghiệp được hiểu là những người hành nghề kế toán được chứng nhận bởi một tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp. Hay chúng ta thường quen thuộc với tên gọi “Kế toán viên công chứng”. Kế toán viên chuyên nghiệp phải trải qua các kỳ thi sát hạch để trở thành hội viên của các tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp về kế toán, tức là có chứng chỉ chuyên nghiệp.

Tại Việt Nam, hiện có 02 chứng chỉ được coi là chứng chỉ nghề nghiệp chuyên nghiệp được pháp luật thừa nhận là Chứng chỉ Kiểm toán viên hành nghề (CPA) và Chứng chỉ Kế toán viên hành nghề (APC). Để đạt được một trong hai chứng chỉ này, những người hành nghề phải trải qua kỳ thi quốc gia với 8 môn thi do Bộ Tài chính tổ chức.

Bên cạnh đó, có một số tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam được công nhận như ACCA, CPA Australia, ICAEW, CIMA, hay CMA Australia. Hội viên các tổ chức nghề nghiệp quốc tế này đều được coi là các kế toán viên chuyên nghiệp, bởi vì các tổ chức này có chức năng chứng nhận cho hội viên.

Với mong muốn giúp đỡ cho các bạn sớm trở thành những kế toán viên chuyên nghiệp, Kế toán Việt Hưng – một cơ sở đào tạo kế toán hàng đầu Việt Nam – luôn nâng cao chất lượng giảng dạy từng ngày để cho học viên tiếp cận được những kiến thức mới nhất, bổ ích nhất, đào tạo ra những kế toán giỏi-nguồn nhân lực chủ chốt của đất nước.

4. Thực tế trách nhiệm & quyền hạn của kế toán viên

– Cải tiến phương pháp hạch toán và chế độ báo cáo.

– Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu.

– Cung cấp số liệu Cho Ban Giám Đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu.

– Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu của phụ trách phòng KT-TV.

– Kiến nghị và đề xuất biện pháp khắc phục cải tiến

– Lưu trữ dữ liệu kế toán theo quy định.

– Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp.

– Kiểm tra các định khoản các nghiệp vụ phát sinh.

– Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp

– Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và Khớp đúng với các báo cáo chi tiết.

– Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao,TSCĐ,công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT và báo cáo thuế khối văn phòng CT, lập quyết toán văn phòng cty.

– Theo dõi công nợ khối văn phòng công ty, quản lý tổng quát công nợ toàn công ty. Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi toàn công ty.

– In sổ chi tiết và tổng hợp khối văn phòng, tổng hợp công ty theo qui định.

– Lập báo cáo tài chính theo từng quí, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết.

– Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán.

– Tham gia phối hợp công tác kiểm tra, kiểm kê tại các đơn vị cơ sở.

Ngoài ra,

– Đảm bảo yêu cầu bảo mật thông tin kinh tế – tài chính.

– Liên hệ các bộ phân khác thông qua phụ trách phòng KT-TV hoặc theo qui định.

– Nhận sự chỉ đạo và báo cáo phụ trách phòng Kế toán – tài vụ

– Nhận thông tin và thông tin trực tiếp các kế toán viên.

Quyền hạn có được:

– Trực tiếp yêu cầu các kế toán điều chỉnh nghiệp vụ khi phát hiện sai

– Yêu cầu các kế toán viên cung cấp báo cáo kịp thời và đầy đủ theo quy định.

Những thông tin khái quát trên đây đã cho bạn cái nhìn sơ lược về về nghề kế toán. Liệu rằng bạn có muốn trở thành một nhân viên kế toán chuyên nghiệp không?

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...