Công việc và nhiệm vụ của một kế toán thanh toán

Khi nhắc đến kế toán thanh toán khá nhiều bạn đang hiểu nhầm về công việc và nhiệm vụ của lịnh vực kế toán này. Để giúp bạn hiểu rõ về lĩnh vực kế toán thanh toán, hôm nay Việt Hưng đơn vị kế toán hàng đầu việt nam có nhiều năm kinh nghiệm làm kế toán xin tổng hợp công việc và nhiệm vụ của kế toán thanh toán qua bài viết sau đây.

51

XEM THÊM

Chứng từ thanh toán ngân hàng hạch toán thế nào?

Nghiệp vụ kế toán phát hành chứng từ thanh toán ngân hàng

1. Khái niệm kế toán thanh toán

Kế toán thanh toán đảm nhiệm vai trò lập toàn bộ chứng từ thu, chi, đồng thời cũng trực tiếp theo dõi, quản ký, kiểm tra, hạch toán mọi giao dịch, nghiệp vụ kinh tế, tài chính cho doanh nghiệp.

Kế toán thanh toán cũng liên quan đên việc sử dụng nguồn tiền mặt để tiến hành thanh toán trong và ngoài doanh nghiệp.

2. Tổng hợp các công việc kế toán thanh toán sẽ làm

  • Kế toán thanh toán cũng chịu sử chỉ đạo & quản lý của cấp trên và ban giám đốc DN.
  • Phối hợp với các bộ phận liên quan, thực hiện:

– Kiểm tra tính hợp pháp của toàn bộ hóa đơn

– Chứng từ đầu ra – vào có hợp pháp

– Và đúng theo quy định pháp luật không

  • Thực hiện hạch toán toán bộ bút toán liên quan đến công việc thu, chi, tiền mặt.

– Đồng thời phản ánh liên tục các khoản thu chi bằng tiền mặt.

– Thường xuyên tiến hành kiểm tra, rà soát số liệu với thủ quỹ để đảm bảo chắc chắn giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền mặt của DN

  • Các giao dịch ngân hàng như chuyển tiền, rút tiền mặt, set, đối chiếu các chứng từ, sổ phụ với ngân hàng.
  • Phụ trách thực hiện lập, quản lý, tất toán những hợp đồng tín dụng, toàn bộ khoản tiền lãy vay, tiền gửi cho doanh nghiệp.
  • Nộp thuế nhập khẩu, VAT, hàng nhập khẩu…. cho doanh nghiệp.
  • Thực hiện lập các báo cáo dự kiến thu chi theo mỗi tuần, tháng và cân đối tài chính.
  • Thường xuyên cập nhập, theo dõi, kiểm soát các chứng từ kế toán nhanh nhất.

–  Đồng thời lưu trữ toàn bộ chứng từ liên quan đến công việc theo đúng với quy định pháp luật.

– Cung cấp đầu đủ các báo có khi được yêu cầu của cấp trên hoặc ban gian đốc doanh nghiệp.

  • Tiến hành nhập các số liệu vào phần mềm kế toán, khóa số

– Và thực hiện lập báo cáo liên quan đến phần việc chính của kế toán thanh toán

– Khi xuất hiện lỗi ngay lập tức xin ý kiến cấp trên để sửa hoặc xóa lỗi phát hiện.

  • Hoàn thành các yêu cầu trong bản mô tả công việc, trong quá trình làm việc tại DN nếu có:

-> thắc mắc, vấn đề chưa hiểu rõ cần thảo luận ngay với cấp trên hoặc ban giam đốc để được giải đáp

3. Nhiệm vụ chính của kế toán thánh toán.

Quản lý khác khoản thu của doanh nghiệp.

  • Đảm nhiệm các nghiệp vụ thu tiền gồm có: thu tiền từ các cổ đông, thu hồi các công nợ của doanh nghiệp và thu tiền từ thu ngân mỗi ngày.
  • Theo dõi tiền gửi ở các ngân hàng.
  • Kiểm soát công nợ của cổ đông công ty, khách hàng, nhân viên để nhắc nhở thu hồi công nợ cho doanh nghiệp.
  • Kiểm tra quá trình thanh toán của thẻ của khách hàng.
  • Quản lí toàn bộ chứng từ liến quan đến việc thu, chi tiền.

Quản lý thực hiện các khoản thu chi.

  • Lên kế hoạch thực hiện thanh toán với các nhà cung cấp theo tuần, tháng, quý, năm.
  • Tham gia trực tiếp nghiệp vụ thanh toán tiền mặt, ngân hàng cho các nhà cung cấp gồm:

– Đối chiếu các công nợ

– Nhận hóa đơn đầu ra đầu vào, kiểm duyệt phiếu đề nghị thanh toán & cuối cùng lập phiếu chi

  • Tiến thành các nghiệp vụ chi nội bộ như trả lương nhân viên, thanh toán các khoản mua hàng của doanh nghiệp.
  • Theo dõi việc tạm ứng tiền.
  • Liện hệ với các nhà cung cấp khi kế hoạch thanh toán không đảm bảo.

Kiểm soát hoạt động thu nhân của doanh nghiệp.

  • Trực tiếp tiếp nhận các chứng từ liên quan đến bộ phận thu ngân.
  • Kiểm tra sự hợp lệ, hợp lý của chứng từ.

Theo dõi quản lý quỹ tiền mặt của doanh nghiệp.

  • Phối hợp cũng với thủy quỹ thu chi theo đúng quý định của pháp luật.
  • Kết hợp thủ quỷ thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn kho quỹ cuối ngày của doanh nghiệp.
  • Tiến hành lập báo cáo, in ấn sổ sách quỹ báo cáo cho cấp trên và ban giám đốc.

Trên đây kiến thức cơ bản về kế toán thánh toán, với những chia sẽ trên Việt Hưng mong hy vọng rặng giúp bạn hiểu rõ hơn về kế toán thanh toán cho doanh nghiệp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúng bạn thành công.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *