Những công việc của kế toán nhà hàng khách sạn cần làm
Công việc của kế toán nhà hàng khách sạn khá phức tạp. Bởi vì nó tổng hợp của các loại hình như: Thương mại, dịch vụ, sản xuất. Nó khác hoàn toàn với công việc của kế toán xây dựng. Để hiểu kỹ hơn chúng ta hiểu như sau:
Thương mại: là việc mua các đồ uống rồi bán kèm với các món ăn trong hoá đơn đầu ra khi chúng ta chế biến bảng kê cho hoá đơn “thức ăn, thức uống”
Dịch vụ: ở đây được hiểu dùng cho các hoá đơn bán ra có nội dung viết là “phòng nghỉ”.
Sản xuất: được hiểu là việc xuất vật tư ra xào nấu thành các món ăn để đưa lên được một menu phục vụ khách hàng theo hoá đơn đã được viết.
Nói là vậy nhưng để làm được công việc phục vụ các quy trình trên. Đòi hỏi kế toán nhà hàng khách sạn phải là những người có kinh nghiệm thực tế lâu năm mới làm được.
1. Công việc hàng ngày của kế toán nhà hàng khách sạn
1.1. Theo dõi kho, thu chi tiền
– Nhập hoá đơn nguyên vật liệu đầu vào, lập phiếu nhập kho. Xem bài hướng dẫn Nguyên vật liệu đầu vào đối với kế toán nhà hàng
– Lập phiếu xuất kho vật tư cho các món ăn được chế biến
– Lập phiếu thu, chi liên quan đến hoá đơn bán ra và mua vào
– Theo dõi tổng hợp vật tư tồn kho. Loại bỏ những vật tư quá hạn sử dụng tính vào chi phí khác.
– Theo dõi, tổng hợp những vât tư mua vào không có hoá đơn và lập bảng kê 01/TNDN (theo thông tư 78/2014/TT/BTC). Đối với những vật tư mua của những hộ gia đình, nông dân. Đồng thời lập biên bản xác nhận việc mua bán là có thật, có chữ ký của hộ nông dân và xác nhận của địa phương càng tốt. Tải mẫu: 01/TNDN tại đây.
1.2. Viết hóa đơn bán ra
– Lập bảng kê chi tiết các món ăn kèm theo hoá đơn xuất bán. Phần này thường dành cho kế toán thuế sau khi căn cứ vào hoá đơn bán ra căn cứ trên tổng doanh thu bán ra, xác định được giá vốn. Từ đó căn cứ vào vật tư có sẵn để chế biến món ăn cho phù hợp. Rồi lúc đó mới xuất được bảng kê chi tiết này khác với bảng kê nội bộ.
– Viết hoá đơn cho khách là công ty và tổng hợp lượng khách lẻ trong ngày để lập hoá đơn hoặc theo dõi doanh thu không xuất hoá đơn. Xem tại chuyên mục Hóa đơn giá trị gia tăng
1.3. Theo dõi và phân bổ chi phi
– Phân bổ các chi phí chung trong nhà hàng như: Tiền điện, nước, tiền gas hoá lỏng vào các món ăn – thành phẩm xuất bán
– Công cụ dụng cụ trong nhà hàng khách sạn khá nhiều mà lẻ tẻ nhiều mã. Nên bạn cần biết cách theo dõi, trích phân bổ CCDC một cách hệ thống và có tính hợp lý nhất.
– Tài sản cố định đầu tư ban đầu trong khách sạn, nhà hàng như: Tủ lạnh, nồi hơi…. Bạn cũng cần hiểu rõ thời gian phân bổ theo quy định của phụ lục 1 theo Thông tư 45/2013-BTC Để áp dụng khấu hao cho đúng thời gian và quy trình thực tế.
– Lập hồ sơ lương bao gồm: Bảng chấm công ca, bảng lương, lập phiếu chi lương
– Theo dõi hạch toán bảo hiểm xã hội, chi phí công đoàn. Vì trong nhà hàng nhân viên nữ nhiều nên thường tham gia vào hoạt động công đoàn theo quy định
2. Công việc tổng hợp quý năm
– Lập tờ khai thuế theo quý
– Lập thông báo phát hành hoá đơn
– Đặt in hoá đơn mới. Nên lưu ý vì hoá đơn trong nhà hàng sử dụng rất nhiều nên thường xuyên hết hoá đơn. Để không bị gián đoạn việc viết hoá đơn kế toán cần theo dõi và có kế hoạch đặt in hoá đơn. Nếu trong một năm tài chính mà đặt nhiều lần. Thì bạn cần để ý số bắt đầu và số kết thúc phải nối tiếp lần trước. Tránh trùng mẫu, ký hiệu, số hoá đơn trong các lần đặt khác nhau trong năm.
– Lập báo cáo lãi lỗ quý, năm báo cáo ban quản lý
– Lập báo cáo kết quả kinh doanh.
– Lập báo cáo tài chính cuối năm cho các cơ quan ban ngành khác
– Lập các quyết toán liên quan như: QT thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Tóm lại:
Trên đây là một số kinh nghiệm mà trung tâm đào tạo kế toán lamketoan.vn xin chia sẻ. Và thực tế còn rất nhiều tình huống khác trong kế toán nhà hàng khách sạn. Mà tại mỗi công ty có một vấn để khác nhau. Nếu các bạn là người mới bắt đầu nên tham gia Khóa học thực hành kế toán tổng hợp nhà hàng khách sạn. Để nắm rõ được các vấn đề quan trọng nhất!
Lamketoan.vn chúc các bạn kế toán luôn hoàn thành tốt công việc kế toán nhà hàng khách sạn!