Chi tiết các nghiệp vụ cơ bản của kế toán thương mại dịch vụ (phần 1)

Kế toán thương mại dịch vụ là vị trí quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh theo loại hình dịch vụ, thương mại. Nghiệp vụ của kế toán thương mại gồm mua hàng và bán hàng. Bài viết dưới đây kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn bạn đọc chi tiết các nghiệp vụ cơ bản của kế toán thương mại dịch vụ. 

 

kế toán thương mại dịch vụ
Chi tiết các nghiệp vụ cơ bản của kế toán thương mại dịch vụ (phần 1)

1. Bán hàng

1.1 Định nghĩa

Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại. Đây là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá người mua và doanh nghiệp thu tiền về hoặc được quyền thu tiền

Xét về góc độ kinh tế: Bán hàng là quá trình hàng hoá của doanh nghiệp đựoc chuyển từ hình thái vật chất (hàng) sang hình thái tiền tệ (tiền)

Quá trình bán hàng ở các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng có những đặc điểm chính sau đây:

– Có sự trao đổi thoả thuận giữa người mua và người bán, nguời bán đống ý bán, người mua đồng ý mua, họ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.

– Có sự thay đổi quyền sở hữu về hàng hoá: người bán mất quyền sở hữu, người mua có quyền sở hữu về hàng hoá đã mua bán. Trong quá trình tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng một khối lượng hàng hoá và nhận lại của khách hàng một khoản gọi là doanh thu bán hàng. Số doanh thu này là cơ sở để doanh nghiệp xác định kết quả kinh doanh của mình

Xác định kết quả bán hàng là việc so sánh giữa chi phí kinh doanh đã bỏ ra và thu nhập kinh doanh đã thu về trong kỳ. Nếu thu nhập lớn hơn chi phí thi kết quả bán hàng là lãi, thu nhập nhỏ hơn chi phí thì kết quả bán hàng là lỗ .Viêc xác định kết quả bán hàng thường được tiến hành váo cuối kỳ kinh doanh thường là cuối tháng ,cuối quý, cuối năm, tuỳ thuộc vào từng đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.

Bán hàng là khâu cuối cùng của trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp còn xác định kết quả kinh doanh là căn cứ quan trọng để đơn vị quyết định tiêu thụ hàng hoá nữa hay không .Do đó có thể nói giữa bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có mối quan hệ mật thiết. Kết quả bán hàng là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp còn bán hàng la phƣơng tiện trực tiếp để đạt đƣợc mục đích đó.

1.2 Doanh thu bán hàng và các khoản làm giảm trừ doanh thu 

Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền sẽ thu được từ các hoạt động giao dịch từ các hoạt động giao dịch như bán sản phẩm hàng hoá cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)

Các khoản giảm trừ doanh thu theo quy định bao gồm:

Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với số lượng lớn

Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu

Giá trị hàng bán bị trả lại: là gia trị khối lưọng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán 

Cách xác định kết quả bán hàng:

kế toán thương mại dịch vụ
Hình 1. Xác định kết quả bán hàng

 

ktvh

Hoạt động mua bán hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại có thể thực hiện qua hai phương thức: bán buôn và bán lẻ .

Trong đó,bán buôn là bán hàng cho các đơn vị sản xuất kinh doanh để tiếp tục quá trình lưu chuyển hàng hoá còn bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng,chấm dứt quá trình lưu chuyển hàng hoá

Hàng hoá bán buôn và bán lẻ có thể thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau.

2 phương thức thanh toán:

– Thanh toán ngay bằng tiền mặt: hàng hoá của công ty sau khi giao cho khách hàng, khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt

– Thanh toán không dùng tiền mặt: hàng hoá của công ty sau khi giao cho khách hàng ,khách hàng có thể thanh toán bằng séc hoặc chuyển khoản

Chứng từ kế toán sử dụng

Các chứng từ kế toán chủ yếu được sử dụng trong kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

  • Hoá đơn bán hàng
  • Hoá đơn giá trị gia tăng
  • Phiếu xuất kho
  • Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
  • Phiếu thu ,phiếu chi
  • Bảng kê bán lẻ hàng hoá
  • Chứng từ thanh toán khác

Tài khoản sử dụng

Để hoạch toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:

a/ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá,dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ

Kết cấu tài khoản

Bên nợ: Phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ theo quy định

+ Chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ

+Trị giá hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối lỳ

+Giam giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ

+Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế chịu thuế TTĐB, thuế xuất khẩu

+Thuế GTGT (đối với các cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp).

– Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh

Bên có :

– Doanh thu bán sản phẩm,hàng hoá,dich vụ thực hiện trong kỳ

– Các khoản doanh thu trợ cấp trợ giá, phụ thu mà doanh nghiệp được hưởng

TK 511 không có số dư và được chi tiết thành 4 tài khoản cấp hai:

TK 5111 “Doanh thu bán hàng hoá”

TK 5112 “Doanh thu bán các sản phẩm”

TK 5113 “Doanh thu cung cấp dich vụ”

TK 5114 “Doanh thu trợ cấp ,trợ giá”

b/ TK 512 “Doanh thu nội bộ”

TK này phản ánh doanh thu của số sản phẩm hàng hoá ,dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp hoạch toán ngành. Ngoài ra ,TK này còn sử dụng để theo dõi một số nội dung được coi là tiêu thụ khác như sử dụng sản phẩm hàng hóa để biếu ,tặng quảng cáo, chào hàng… Hoặc để trả lương cho người lao động bằng sản phẩm, hàng hoá.

Nội dung TK 512 tương tự như tài khoản 511 và được chi tiết thành 3 tài khoản cấp hai:

TK 5121 “Doanh thu bán hàng”

TK 5122 “Doanh thu bán thành phẩm”

TK 5123 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”

c/ TK 521 “Chiết khấu thương mại” 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với lượng lớn Kết cấu tài khoản

Bên nợ: Các khoản chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ

Bên có: Kết chuyển toàn bộ khoản chiết khấu thương mại sang TK 511 TK 512 không có số dư

d/ TK 531 “Hàng bán bị trả lại”

Tài khoản này dung để phản ánh doanh thu của số sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân (kém phẩm chất,quy cách…” được doanh nghiệp chấp nhận Kết cấu tài khoản

Bên nợ: Trị giá của hàng bán bị trả lại đã trả tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm hàng hoá bán ra

Bên có: Kểt chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại vào bên nợ của TK 511 hoặc TK 512

TK 531 không có số dư

e/ TK 532 “ Giảm giá hàng bán” 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ hoạch toán được người bán chấp nhận trên giá thoả thuận Kết cấu tài khoản

Bên nợ: Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận cho người mua hàng

Bên có: Kết chuyển toàn bộ khoản giảm giá hàng bán sang TK 511

TK 532 không có số dư

kế toán thương mại dịch vụ
Hình 2. Hạch toán TK 511

1.3 Giá vốn bán hàng

Sau khi tính được trị giá mua của hàng hoá xuất bán,ta tính được trị giá vốn của hàng hoá đã bán ra:

 

kế toán thương mại dịch vụ
Hình 3. Trị giá vốn của hàng hoá đã bán ra

Để hoạch toán giá vốn hàng bán kế toán sử dụng TK 632 – TÀI KHOẢN này dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ

Kết cấu TK

Bên nợ: Trị giá vốn của sản phẩm ,hàng hoá,dịch vụ ,đã tiêu thụ trong kỳ

Bên có: Kết chuyển trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” Trị giá vốn của sản phẩm hàng hoá nhập lại kho

TK 632 không có số dư

kế toán thương mại dịch vụ
Hình 4. Hạch toán giá vốn hàng bán (pptx)

 

 

ktvh 3
Hình 5. Hạch toán giá vốn hàng bán (kkdk)

1.4 Kế toán xác định kết quả bán hàng

a/ Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là một bộ phận của chi phí thời kỳ,chi phí bán hàng biểu hiện bằng tiền các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kỳ hoạch toán.

Chi phí bán hàng gồm: Chi phí nhân viên ,chi phí vật liệu bao bì, chi phi dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ,chi phí bảo hành ,chi phí mua ngoài ,chi phí bằng tiền khác.

Phân bổ chi phí bán hàng cho hàng hoá bán ra trong kỳ:

 

ktvh 6
Hình 6. Phân bổ chi phí bán hàng cho hàng hoá bán ra trong kỳ

Hoạch toán chi phí bán hàng

Để hoach toán chi phí bán hàng kế toán sử dụng TK 641 “Chi phí bán hàng” .

Tài khoản này phản ánh các chi phí liên quan và phục vụ cho quá trình tiêu thụ theo nội dung gắn liền với đặc điểm tiêu thụ các loại hình sản phẩm

Kết cấu tài khoản

Bên nợ: Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ

Bên có: Các khoản giảm chi phí bán hàng

+ Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911

TK 641 không có số dư và được chi tiết thành 7 TK:

TK 6411 “Chi phí nhân viên bán hàng”

TK 6412 “ Chi phí vận chuyển bao bì”

TK 6413 “Chi phí công cụ ,dụng cụ”

TK 6414 “Chi phí khấu hao TSCĐ”

TK 6415 “Chi phí bảo hành”

TK6416 “Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK6417 “Chi phí bằng tiền khác”

 

ktvh 7
Hình 7. Hach toán TK 641

b/ Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền những hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động chung của toàn doanh nghiệp trong kỳ hoạch toán

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên quản lý ,chi phí vật liệu quản lý,chi phí đồ dùng văn phòng,chi phí khấu hao TSCĐ : thuế,phí,lệ phí,chi phí dự phòng ,chi phí bằng tiền khác

Phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN)

 

ktvh 9
Hình 8. Phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp

Hoạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Để hoạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.TK này dùng để phản ánh những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động chung của toàn doanh nghiệp trong kỳ hoạch toán

Kết cấu tài khoản

Bên nợ: Tập hợp CPQLDN thực tế phát sinh trong kỳ

Bên có: Các khoản làm giảm chi phí quản lý DN trong kỳ

+ Kết chuyển CPQLDN vào TK 911 hoặc TK 1422

TK 642 không có số dư và được chi tiết thành 8 tài khoản cấp 2:

TK 6421 Chi phí nhân viên quản lý

TK 6422 Chi phí vật liệu quản lý

TK 6423 Chi phí đồ dùng văn phòng

TK 6424 Chi phí khấu hao TSCĐ

TK 6425 Thuế,phí và lệ phí

TK 6426 Chi phí dự phòng

TK 6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK 6428 Chi phí bằng tiền khác

 

ktvh
Hình 9. Hạch toán TK 642

10 3 1

Xác định kết quả bán hàng

Để hoach toán kết quả kinh doanh kế toán sử dụng TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Tài khoản này dùng để tính toán, xác định kết quả các hoạt động kinh doanh chính phụ, các hoạt động khác.

Kết cấu tài khoản

Bên nợ: Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá,dịch vụ tại thời chính xác định tiêu thụ trong kỳ

– Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ

– Chi phí hoạt động tài chính, chi phí bất thường

Bên có: Doanh thu thuần của sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã ghi nhận tiêu thụ trong kỳ Thu nhập hoạt động tài chính và hoạt động khác Số lỗ của các hoạt động kinh doanh trong kỳ

TK 911 không có số dư

CPBH

Sơ đồ hoạch toán tổng hợp nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại hoạch toán bán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX,tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

KQBH

Sơ đồ hoạch toán tổng hợp nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại hoạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

KTVH

Kế toán chi tiết nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng

a) Kế toán chi tiết doanh thu bán hàng

– Kế toán chi tiết doanh thu bán hàng được tiến hành theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp như kế toán chi tiết doanh thu bán hàng theo từng địa điểm bán hàng (quầy hàng,của hàng,chi nhánh ,đại diện …) kế toán chi tiêt doanh thu bán hàng theo từng loại theo từng ngành hàng,nhóm hàng ,trong đó từng ngành hàng có thể theo dõi chi tiết được

– Kế toán mở sổ (thẻ) theo dõi chi tiết doanh thu theo từng địa đúng tiêu thụ ,từng ngành hàng,tƣng nhóm hàng

b) Kế toán chi tiết kết quả bán hàng

Kết quả bán hàng được theo dõi chi tiết theo yêu cầu của kế toán quản trị, thông thường kết quả bán hàng được chi tiết theo ngành hàng ,mặt hàng tiêu thụ: kết quả bán hàng nông sản,kết quả bán hàng đứng máy,kết quả bán hàng công nghệ phẩm

– Có thể kết hợp được một phần kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp ngay trong các Nhật Ký_Chứng Từ

– Cuối tháng không cần lập bảng cân đối tài khoản vì có thể kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép kế toán tổng hợp ngay ở dòng sổ cộng cuối tháng ở trang Nhật Ký_Chứng Từ

(Còn tiếp)

Trên đây là các nghiệp vụ cơ bản của kế toán thương mại dịch vụ. Kế toán viên khi đảm nhận công việc trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ sẽ phải xử lý các nghiệp vụ trên một cách thuần thục. Chúc các bạn thành công!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *