Chỉ dẫn cách thức tính mức lương cơ bản đối với các doanh nghiệp

Mức lương cơ bản – Khi doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động thì sẽ có rất nhiều mức lương được thỏa thuận. Trong đó có mức lương cơ bản để làm cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp. Vậy cách thức tính mức lương cơ bản cho người lao động đối với doanh nghiệp được quy định thế nào? Kế toán Việt Hưng hướng dẫn các bạn tìm hiểu nội dung này

mức lương cơ bản
Chỉ dẫn cách thức tính mức lương cơ bản đối với các doanh nghiệp

1. Khái niệm: Lương cơ bản là gì?

Lương cơ bản là mức lương thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp sử dụng lao động. Là cơ sở để doanh nghiệp tính lương trả cho người lao động hàng tháng

Hoặc có thể hiểu đơn giản hơn: Mức lương cơ bản là mức lương thấp nhất (mức lương tối thiểu) mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong doanh nghiệp.

Chú ý:

– Lương cơ bản là lương chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng,…

2. Các xác định Mức lương cơ bản đối với các doanh nghiệp

Theo Điều 3, Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng

 

mức lương cơ bản
Hình 1. Mức lương tối thiểu vùng

Ghi chú: Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2019 được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính Phủ

Các bạn có thể tải Phụ Lục TẠI ĐÂY

2.1. Cách xác định mức lương cơ bản đối với lao động làm công việc đơn giản trong doanh nghiệp

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 157/2015/NĐ-CP quy định

mức lương cơ bản

Như vậy: Khi doanh nghiệp trả lương cho người lao động làm công việc đơn giản thì mức lương tối thiểu (mức lương cơ bản) không sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

Ví dụ: Công ty Việt Hưng (có trụ sở tại Hà Nội – thuộc vùng I), ký hợp đồng lao động với Chị Nguyễn Thị Hương làm công việc văn phòng, không đòi hỏi trình độ bằng cấp. Như vậy, mức lương cơ bản tối thiểu là: 4.180.000 đồng

2.2. Cách xác định mức lương CB đối với lao động làm công việc yêu cầu người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề trong doanh nghiệp

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 157/2015/NĐ-CP quy định

Như vậy: Khi doanh nghiệp trả lương cho người lao động làm công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề thì mức lương CB sẽ phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng

mức lương cơ bản
Hình 2. Mức lương cơ bản cho người lao động đã qua học nghề

Ví dụ: Công ty Việt Hưng (tại Hà Nội – thuộc vùng I), ký hợp đồng lao động dài hạn với Chị Nguyễn Thị Hà là nhân viên kế toán. Đây là công việc đòi hỏi trình độ. Vì vậy, mức lương cơ bản của chị Hà sẽ không được thấp hơn mức lương 4.472.600 đồng/tháng

Chú ý: Người lao động đã qua học nghề là người đã được cấp chứng chỉ học nghề, bằng trung cấp, cao đẳng, đại học….

3. Khi tính lương CB cho người lao động đối với các doanh nghiệp cần lưu ý những gì

Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 157/2015/NĐ-CP quy định:

lương cb

– Doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc ban đêm, làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại

– Doanh nghiệp vẫn phải thực hiện đầy đủ các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng theo quy chế của doanh nghiệp cho người lao động .

Mức lương CB cho người lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp. Nhưng phải đảm bảo mức lương cơ bản không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Và doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo trả đầy đủ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo như thỏa ước lao động cho người lao động. Nhằm mục đích vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động và lợi ích của doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...