Khi bị đóng Mã số thuế Doanh nghiệp có được xuất hóa đơn hay không?
Trong thời gian bị đóng Mã số thuế xuất hóa đơn bị xử phạt như thế nào ?
Cách xử lý xin mở lại Mã số thuế ?
Đây là những câu hỏi mà các doanh nghiệp hay đặt ra khi phát hiện bị đóng mã số thuế.
Trong quá trình hoạt động các Doanh nghiệp không tránh khỏi sai xót. Vì một lý do nào đó mà bị đóng Mã số thuế của Doanh nghiệp. Khi trường hợp này xảy ra kế toán cần xử lý như thế nào? http://lamketoan.vn/ xin hướng dẫn cách xử lý vấn đề này như sau:
Trước hết hãy cùng tìm hiểu:
> Mã số thuế cá nhân là gì và mã số thuế cá nhân dùng để làm gì
> Cách Đăng ký và Tra cứu mã số thuế người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh
1. Đóng Mã số thuế là gì?
Đóng mã số thuế là trường hợp trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế bị khóa, công ty bị ngừng hoạt động do đóng mã số thuế. Không thể thực hiện các công việc như: nộp tờ khai, nộp thuế, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh….
2. Nguyên nhân dẫn đến việc bị đóng Mã số thuế của Doanh nghiệp
Khoản 2 điều 15 của Tông tư 80/2012/TT-BTC . Quy định đối tượng nộp thuế bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế. (đóng mã số thuế) Khi vi phạm các hành vi sau:
“Người nộp thuế ngừng khai thuế, nộp thuế mà không thông báo với cơ quan thuế. Quá thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế, cơ quan thuế gửi công văn thông báo. Mà không có phản hồi từ phía người nộp thuế. Khi cơ quan thuế kiểm tra không thấy người nộp thuế hoạt động tại cơ sở đã đăng ký với cơ quan thuế”
Những trường hợp bị đóng mã số thuế theo quy định trên phần lớn là do những lý do sau:
* Không hoạt động ở nơi đăng ký kinh doanh
* Không nắm vững những quy định về thời hạn kê khai và nộp tờ khai
* Không nắm vững quy định về nộp thuế và chậm nộp thuế
* Không nhận được thông báo của Chi cục thuế trực tiếp quản lý
* Không có bộ phận theo dõi kê khai và nộp thuế để thực hiện những quy định và thông báo của Cơ quan thuế
Khi bị đóng MST Doanh nghiệp cần làm gì:
3. Khi bị đóng Mã số thuế Doanh nghiệp có được xuất hóa đơn?
=> Trả lời: Khi bị đóng MST Doanh nghiệp không được phép xuất hóa đơn. Tất cả các hóa đơn được xuất trong thời gian này đều không có giá trị sử dụng và được coi là hóa đơn bất hợp pháp.
Khi Doanh nghiệp xử dụng các hóa đơn bất hợp pháp này. Sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật tại các văn bản sau:
Điều 22 TT 39/2014/TT-BTC. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.
+ Hóa đơn giả
Là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
+ Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng
Là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này. Nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.
+ Hóa đơn hết giá trị sử dụng
Là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa. Các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).
=>Trường hợp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp bị phạt như thế nào ?
Theo khoản 5 điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC. Quy định về việc sử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. (Trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này). Hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. (Trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này).
– Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn và các trường hợp cụ thể xác định. Là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
4. Thủ tục xin mở lại Mã số thuế Doanh nghiệp
Đầu tiên cần tìm hiểu lý do bị đóng mã số thuế
+ Khắc phục các hành vi vi phạm dẫn đến bị đóng mã số thuế. (Thay đổi trụ sở nếu không hoạt động tại trụ sở, nộp đầy đủ các loại tờ khai theo quy định)
+ Gửi công văn xin mở mã số thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc. Cơ quan thế sẽ lập biên bản vi phạm đối với người nộp thuế và ra quyết định phạt đối với các hành vi vi phạm của người nộp thuế (mức phạt cao hay thấp, nặng hay nhẹ tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm và mức độ vi phạm của người nộp thuế)
+ Sau khi người nộp thuế chấp hành xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì cơ quan thuế sẽ thực hiện các thủ tục mở lại mã số thuế cho doanh nghiệp.
Trên đây là cách xử lý khi Doanh nghiệp bị đóng MST lamketoan.edu.vn đưa đến các bạn. Chúc các bạn thành công!
———————————————————————————————————————————————————
Để tìm hiểu chuyên sâu về thuế, nghiệp vụ kế toán, lập BCTC các bạn tham gia các khóa học kế toán thực tế, tìm hiểu thông tin chi tiết tại http://lamketoan.vn/
> Hướng dẫn đăng ký mã số thuế cá nhân online
> Cách Tra cứu thông tin doanh nghiệp qua mã số thuế trên toàn quốc
> Hướng dẫn bạn cách tra cứu mã số thuế Công ty, Cá nhân qua mạng