Cách khấu hao TSCĐ trong công ty xây dựng

Theo quy định của thông tư 45/2013/TT-BTC quy định với TSCĐ luôn phải có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên, và có thời gian sử dụng dài (Thời gian sử dụng của TSCĐ bạn tham khảo phụ lục 1 của thông tư này).

Mọi TSCĐ của Doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải trích KH TSCĐ, mức trích KH TSCĐ này được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Đối với TSCĐ trong công ty xây dựng thì nguyên giá của mỗi tài sản thường rất lớn, thời gian khấu hao dài. Trong một tháng có thể sẽ dùng TSCĐ này để thi công cho các công trình khác nhau. Điểm này khác biệt so với các loại hình công ty khác.

Chuyên mục kế toán tài sản cố định luôn cập nhật các kiến thức mới nhất về nghiệp vụ này

Cách khấu hao TSCĐ trong công ty xây dựng

1. Nguyên tắc tính khấu hao

  • Mọi TSCĐ của Doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao
  • Doanh nghiệp không được trích khấu hao đối với những TSCĐ đã trích khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
  • Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng, DN xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại… và tính vào chi phí khác.
  • Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN thì không trích khấu hao.
  • Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu kể từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, DN ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không trích khấu hao.

2. Phương pháp tính khấu hao

Để thuận tiện trong việc tính toán, quản lý các Công ty Xây dựng thường trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng

Các bạn tham khảo tại bài viết này: Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

3. Các bút toán liên quan

3.1 Mua tài sản cố định

Nợ TK 211

Nợ TK 1332

Có TK 331

3.2 Khấu hao TSCĐ

Khấu hao TSCĐ vào các công trình. Việc khấu hao này nên chia theo tỷ lệ % việc sử dụng TSCĐ vào công trình này ít hay nhiều theo mỗi tháng. Để phân bổ theo tỷ lệ % này chúng ta nên căn cứ việc khấu hao theo tỷ lệ nguyên vật liệu trực tiếp

+ Với quyết định 48/2006

Nợ TK 154

Có TK 214

+ Với thông tư 200/2014

Nợ TK 627

Có TK 214.

3.3 Thanh lý – nhượng bán TSCĐ

+ Tiến hành giảm TSCĐ và giảm khấu hao

Nợ TK 811 :Gía trị còn lại của TSCĐ

Nợ TK 214: Gía trị hao mòn lũy kế của TSCĐ

Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ

+ Khi thanh lý- nhượng bán xuất hóa đơn, bút toán ghi nhận:

Nợ TK 131, 111, 112: Tổng tiền thanh toán

Có TK 3331: Thuế GTGT (theo PP Khấu trừ)

Có TK 711: Thu nhập khác

4. Ví dụ về việc khấu hao TSCĐ theo tỷ lệ % các công trình xây dựng

Tháng 01/2015 Tại công ty A có tổng giá trị khấu hao là: 27.875.214, trong đó giá trị khấu hao cho công trình xây dựng là: 18.008.547. Biết rằng trong tháng 1 công ty A xây dựng hai công trình song song. Giá trị vật tư tập hợp được cho các công trình như sau:

– Công trình An Dương: 136.312.584

– Công trình trường học giai đoạn 1: 277.970.435

– Tổng vật tư hai công trình là: 414.283.019

Giải đáp cách khấu hao TSCĐ

– Tính tỷ lệ % cho công trình An Dương

= 136.312.584/ 414.283.019 = 33%.

– Tính tỷ lệ % cho công trình trường học 1

= 277. 970. 435/ 414.283.019 = 67%.

– Cách khấu hao TSCĐ cho hai công trình

+ Công trình An Dương

414.283.019 *33% = 5.942.821

 +  Công trình trường học 1

414.283.019 *67% =  12.065.726

Tham khảo: Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng

Có 1 bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *