Chia sẻ nghiệp vụ các bước làm kế toán dự án xây dựng

Hiện nay kế toan xây dựng không còn quá xa lạ nữa, bất kỳ 1 công ty xây dựng nào cũng cần có 1 kế toán xây dựng, chính vì thế hiện nay nghề này khá Hot, được nhiều người theo đuổi, nhưng khá nhiều bạn còn chưa biết cách để làm 1 kế toán xây dựng giỏi. Hôm nay Kế Toán Việt Hưng với nhiều năm kinh nghiệm về kế toán, xin giới thiệu cho bạn các bước để làm 1 kế toán xây dưng qua bài viết sau đây nhé.

chia-se-nghiep-vu-cac-buoc-lam-ke-toan-du-an-xay-dung

CÁC BƯỚC ĐỂ LÀM KẾ TOÁN XÂY DỰNG

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, lưu trữ thông tin.

  • Hợp đồng thi công dự án
  • Các bản dự toán từ phòng kỹ thuật dự án
  • Hợp động lao động thuê nhân công cho dự án
  • Hợp đồng thuê công nhân thời vụ
  • Hợp động thuê các nhà thầu phụ
  • Biên bản nghiệm thu dự án theo giai đoạn
  • Biên bản nghiệm thu toàn bộ dự án
  • Thanh lý hợp đồng thi hoàn thành công trình
  • Lưu trữ, bảo quản cẩn thận toàn bộ chứng từ phát sinh trong quá trình làm dự án
  • Đối chiếu giữa thực tế phát sinh và dự toán
  • Đối chiếu giữa chi phí thực tế và chứng từ đầu vào để kịp thời lên kế hoạch cần đâu đầu vào
  • Giấy đề nghị thanh toán khi kết thúc dự án
  • Các biên bản khác để đối chiếu công nợ…

Bước 2: Hách toán nguyên vật liệu chính (621)

  • Mua nguyên vật liệu xuất luôn cho dự án không qua kho:

331/621 ghi nhận chi tiết vật tư cho từng dự án

  • Mua nguyên vật liệu, nhập kho rồi mới tiến hành xuất cho dự án:

331/152 => 152/621 ghi nhận chi tiết vật tư cho từng dự án

  • Luôn chuyển nguyên vật liệu từ dự án này sang cho dự án khác nếu có
  • Lập phiếu chi tiết luân chuyển kho ghi nhận chi tiết cụ thể vật tư cho công trình chuyển & công trình nhận
  • Nếu NVL thừa từ công trình thì tiến hành nhập kho NVL ghi giảm 621, ghi tăng 152

Bước 3: Tính chi phí nhân công (622)

  • Tiến hành làm hợp đồng thuê nhân công làm dự án
  • Hợp đồng giao khoán cho nhân công.
  • Thực hiện hạch toán nhân công: 334/622 ghi chi tiết theo dự án

(Trong trường hợp không ghi chi tiết được sẽ tập hợp chung lại để phân bổ)

  • Thông thường chi phí dành cho nhân công sẽ được ghi nhận & hạch toán vào cuối mỗi tháng

Bước 4: Tính chi phí máy móc thi công (623)

  • Hàng tháng trích khấu hao may móc dự án.

Với những máy móc thi công tham gia cho nhiều dự án, kế toán giới hạn khoản thời gian sử dụng cho mỗi công trình

-> để tiến hành phân bổ khâu hao cho dự án đó.

  • Trường hợp không xác định được thì kế toán tổng hợp lại để phân bổ vào cuối mỗi tháng.

Bước 5: Hạch toán chi phí thầu phụ (627)

  • Kế toán tiến hành ghi nhận chứng từ, hóa đơn từ các nhà thầu phụ và liệt kê thẳng vào dự án thuê thầu phụ (331/627)
  • Tuyệt đối không được để nhà thầu phụ xuất 1 hóa đơn cho nhiều dự án khác nhau.
  • Các chi phí chung 627 khác điển hình như:

VD: Các chi phí dịch vụ mua ngoài, các khâu hao tài sản cố định khác, công cụ dụng cụ, những chi phí đã trả trước, nhân viên chịu trách nhiệm quản lý…

  • Thực hiện hạch toán chi phí cho toàn dự án gồm 111, 112, 142, 242, 334/ 627 ghi chi tiết cho mỗi dự án.
  • Với các chi phí không thể xác định được cho dự án, kế toán tiến hành tập hợp chung để phân bổ.

 Bước 6: Kiểm tra xử lý dự án

  • Thực hiện phân bổ chi phí tập hợp chung cho mỗi dự án. Thông thường kế toán sẽ phân bổ theo 621.
  • Rà soát, kiểm tra lại chứng từ để xem tính chuẩn xác để kịp thời đưa ra phương án điều chỉnh và bổ sung.
  • Tiến hành hạch toán thuế tạm thời đối với dự án.

Bước 7: Tiến hành lập báo cáo

  • Lập báo cáo công nợ kho theo dự án.
  • Lập báo cáo về giá thành gồm những mục sau: Bản cân đối việc phát sinh dự án, báo cáo vè giá thành dự án, liệt kê chi tiết nguyên vật liệu đã phát sinh theo dự án, lỗ lãi của dự án.
  • So sánh giá thành dự toán ban đầu với chi phí thực tế.

Bước cuối cùng:

Theo dõi công nợ và thanh toán của chủ đầu tư dự án

  • Thực hiện nhập bảng dự toán vào phần mềm của dự án.
  • Cùng lúc tiến hành so sánh giữa chi phí thực tế và giá thành chi tiết với mỗi chỉ tiêu trong dự toán ban đầu.
  • Được phép theo dõi dự án nhiều cấp. Khi đó chi phí doanh du của công ty mẹ là tổng các chi phí và doanh thu của những dự án của công ty con.
  • Liệt kê các chi phí chi tiết theo từng loại riêng biệt

VD: NVL, công nhân – máy móc thi công dự án, chi phí thuê thầu phụ bên ngòai & tất cả các chi phi khác cho mỗi dự án

  • Được phép phân bổ chi phí khâu hao tài sản cố định, mức phân bổ công cụ dụng cụ, chi phi đã trả trước, chi phí máy móc thi công dự án.
  • Được phép trích tự động phần khấu hao theo ngày với những máy móc thi công tham gia nhiều dự án trong 1 kỳ.
  • Được phép tự động phân bổ các khoản chi phí không xác định được cụ thể cho công trình nào.
  • Quản lý chặt chẽ số liệu cac năm và mức lỹ kế phát dinh từ thời điểm khởi công dự án.
  • Theo dõi quá trình công nợ và tiến trình thanh toán công nợ với nhà thầu phụ.
  • Theo dõi rà soát tồn kho theo dự án.
  • Phản ánh được kết quả kinh doanh từ mỗi dự án dựa vào việc tính giá thành và doanh thu chi tiết.

Bài viết trên này là những chia sẽ của Kế Toán Việt Hưng về các bước làm kế toán xây dựng, mong rằng phần nào giải đáp được những thắc mắc của các bạn. Chúc bạn thành công!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...