Bạn là người làm công việc của kế toán xây dựng cần phải nắm bắt thật chắc các công việc như quản lý hồ sơ, lập báo cáo tài chính, hệ thống bảng lương….
- Công việc của kế toán xây dựng trong doanh nghiệp xây dựng
- Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng công trình
1. Các công việc mà kế toán xây dựng cần biết
- Theo dõi và quản lý từng hợp đồng xây dựng, cần nắm bắt được được chi tiết từng Hợp đồng xây dựng về giá trị, thời gian và các hạng mục hoàn thành…
- Cần đọc kỹ dự toán công trình để nắm bắt được chính xác định mức chi phí, khi xuất vật tư phải phù hợp với định mức theo dự toán từng công trình. (Bám sát vào bảng bóc tách chi phí để theo dõi việc đưa chi phí nguyên vật liệu vào có theo định mức quy định).
- Theo dõi chi phí máy, nhân công máy theo từng công trình
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng… đồng thời có những báo cáo về sự phù hợp giữa tình trạng thực tế với định mức có trong dự toán.
- Giá của công trình xây dựng phụ thuộc vào địa điểm xây dựng, thế nên kế toán xây dựng phải biết áp dụng đúng giá cho mỗi công trình ở mỗi tỉnh có công trình xây dựng đó.
- Mỗi hạng mục, công trình đi kèm một dự toán riêng. Do vậy khi hạch toán chi phí của công trình nào thì kế toán phải tập hợp vào giá trị công trình đó.
- Lập và theo dõi bảng lương nhân công theo tiến độ thi công thực tế, nhật ký thi công đối với các máy thi công nhằm xác định chính xác mức tiêu hao nhiên liệu cụ thể đối với các máy phục vụ cho công trình xây dựng.
- Tập hợp, phân bổ chi phí và tính ra giá thành từng công trình, hạng mục công trình. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành hạng mục công trình, đề xuất khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.
- Việc công trình xây dựng kéo dài qua nhiều kỳ kế toán, điều đó đòi hỏi kế toán xây dựng phải có những cách thức quản lý, theo dõi để có thể kiểm soát được tiến độ thi công và sự phân bổ chi phí cho từng giai đoạn hoàn thành. Bên cạnh đó phải theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình khi hoàn thành nhằm phục vụ cho việc quyết toán giá trị công trình xây dựng trong tương lai.
- Lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây dựng, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của Ban Giám đốc
- Lập báo cáo thuế tháng, quý, và lập báo cáo tài chính cuối năm.
2. Vậy kế toán xây dựng cần làm những gì?
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng…
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành, hạng mục công trình từng loại sản phẩm, đề xuất khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.
- Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây dựng đã hoàn thành. Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định.
- Lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây lắp, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của Giám đốc.
- Làm Báo cáo tài chính và các báo cáo nội bộ phục vụ cho việc quản trị.
- Sắp xếp, lưu trữ, quản lý hồ sơ, chứng từ kế toán một cách khoa học.
- Làm các công việc khác, do cán bộ lãnh đạo phân công
3. Làm sao để thực hiện những công việc này
Nếu như bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng thì sẽ dễ dàng hoàn thành những gợi ý phía trên. Còn nếu như bạn chưa có kinh nghiệm thì tham gia 1 khóa học thực hành kế toán xây dựng của trung tâm đào tạo kế toán Lamketoan.vn sẽ là một gợi ý thiết thực nhất.
Lamketoan.vn chúc bạn thành công !