Các phương pháp tính giá thành phổ biến trong doanh nghiệp

Trong lĩnh vực kế toán sản xuất việc tính giá thành sản phẩm là công việc quan trọng nhất mà bất cứ kế toán viên nào cũng phải thực hiện, Sẽ có 4 phương pháp tính giá thành phổ biến mà chúng ta thường hay áp dụng đó là: phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp loại trừ sản phẩm phụ, phương pháp tỷ lệ ( định mức).

Các phương pháp tính giá thành phổ biến trong doanh nghiệp
Các phương pháp tính giá thành phổ biến trong doanh nghiệp

Ngoài ra trong nộ dung bài viết này Trung tâm đào tạo học kế toán thực tế Lamketoan.vn cũng giới thiệu đến các bạn 2 phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ  trong các doanh nghiệp sản xuất.

1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp (Phương pháp giản đơn)

Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.

Công thức tính :

Giá thành SP HThành =  CPSX KD DD đầu kỳ  + Tổng CP SX SP – CP SX DD CKỳ

Giá thành Sp = Tổng Giá thành SP HThành / Số lượng sản phẩm hoàn thành

2. Phương pháp hệ số

Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuât, trong quá trình sản xuất sử dụng cùng loại nguyên liệu, vật liệu nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau

Công thức tính giá thành theo phương pháp hệ số :

Giá thành đơn vị SP Gốc = Tổng giá thành của tất cả các loại SP / Tổng số sản phẩm gốc (Kể cả quy đổi)

Giá thành Đvị SP Từng loại = Giá thành ĐVị SP Gốc * Hệ số quy đổi từng loại

Tổng giá thành sản xuất của các loại SP = Giá trị SP dở dang đầu kỳ + Tổng CP phát sinh trong kỳ – Giá trị sản phẩm DD cuối kỳ

3. Phương pháp loại trừ giá trị SP phụ:

Đối với những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất , bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ , để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định theo giá có thể sử dụng được , giá ước tính , giá kế hoạch , giá nguyên liệu ban đầu…

Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP Chính DD ĐKỳ + Tổng chi phí Psinh trong kỳ- Giá trị SP phụ thu hồi ươc tính – Giá trị Sp Chính DD cuối kỳ

4. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ

Tỷ lệ giá thành = Tổng giá thành thực tế / Tổng giá thành theo kế hoạch (định mức) x 100

Xác định giá thành từng quy cách, kích cỡ, phẩm cấp trên cơ sở tỷ lệ :

Giá thành thực tế từng quy cách , từng kích cỡ = Giá thành kế hoạch x Tỷ lệ giá thành

5. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

5.1. Đánh giá theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ cả chi phí NVL trực tiếp và chi phí khác. Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương theo mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang.

CP SX DD cuối kỳ = (CP SX DD đầu kỳ + CP NVL thực tế PS trong kỳ) / (Số lượng SP hoàn thành nhập kho trong kỳ + Số lượng SP DD quy đổi cuối kỳ) * Số lượng SP DD quy đổi cuối kỳ

5.2. Đánh giá theo chi phí NVL chính

Chỉ tính cho SP DD phần chi phí NVL trực tiếp, còn các chi phí khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Trường hợp DN có quy trình công nghệ SX phức tạp, kiểu liên tục thì chi phí SX DD công đoạn sau được xác định theo giá thành BTP công đoạn trước chuyển sang.

Giá trị VLC nằm trong SP DD = Số lượng SP DD cuối kỳ  x Toàn bộ giá trị VLC / (Số lượng TP + Số lượng SP DD)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...