Xử lí hóa đơn khi thay đổi địa chỉ, tên công ty, mã số thuế

Xử lí hóa đơn khi thay đổi địa chỉ, tên công ty, mã số thuế

Xử lí hóa đơn khi thay đổi địa chỉ, tên công ty, mã số thuế là vấn đề được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp quan tâm hiện nay.

Đôi khi vì một số trường hợp doanh nghiệp phải thay đổi địa chỉ, tên công ty hoặc mã số thuế. Khi xảy ra những trường hợp đó, bạn không biết những hóa đơn GTGT trước liệu có còn giá trị?. Hay cách xử lí hóa đơn khi thay đổi địa chỉ, tên công ty, mã số thuế như thế nào?. Để biết được điều này, mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.

Tham khảo:

Thủ tục đặt in hóa đơn GTGT lần đầu cho doanh nghiệp

Mức phạt không lập hóa đơn GTGT khi bán hàng, dịch vụ

Nội dung bắt buộc trên hóa đơn GTGT

Hóa đơn cần được xử lí như thế nào khi công ty có sự thay đổi?
Hóa đơn cần được xử lí như thế nào khi công ty có sự thay đổi?

1. Các trường hợp cần xử lí hóa đơn

1.1. Trường hợp 1: Thay đổi tên và địa chỉ của công ty nhưng không có sự thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế.

Đối với trường hợp này, những hóa đơn đã được thông báo phát hành. Nhưng chưa sử dụng hết mà lại được in sẵn địa chỉ, tên cơ quan ghi trên hóa đơn. Thì khi có sự thay đổi tên và địa chỉ của công ty nhưng không có sự thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế. Mà doanh nghiệp vẫn có nguyện vọng sử dụng những hóa đơn đã đặt in. Thì vẫn có thể tiếp tục sử dụng nếu như làm theo các bước sau:

– Đóng dấu địa chỉ mới, tên công ty mới vào ngay bên cạnh của mục tên, địa chỉ cũ.

– Thực hiện thông báo điều chỉnh về thông tin của hóa đơn GTGT theo thông tư số 39/2014/TT- BTC lên cơ quan có thẩm quyền quản lí trực tiếp.

 – Được phép sử dụng ngay hóa đơn

1.2. Trường hợp 2: Công ty thay đổi địa chỉ và thay đổi cơ quan thuế quản lí trực tiếp.

– Doanh nghiệp vẫn muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn đã in

Nếu doanh nghiệp vẫn muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn để in. Thì trong trường hợp này phía doanh nghiệp cần phải làm những việc sau:

+ Gửi báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn GTGT của doanh nghiệp về cơ quan quản lí thuế trước đó.

+ Đóng dấu địa chỉ mới vào bên cạnh phần địa chỉ đã được in sẵn trên hóa đơn.

+ Tiến hành gửi Bảng kê hóa đơn chưa sử dụng BK01/AC theo thông tư số 39/2014/TT- BTC.

+ Gửi thông báo điều chỉnh thông tin trên hóa đơn theo quy định của thông tư số 39/2014/TT- BTC lên cơ quan quản lí thuế mới.

+ Sử dụng tiếp tục hóa đơn.

Doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục sử dụng hóa đơn đã được in
Doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục sử dụng hóa đơn đã được in

– Doanh nghiệp không có nguyện vọng tiếp tục sử dụng hóa đơn đã được in

Khi doanh nghiệp không muốn sử dụng lại hóa đơn đã được in trước đó. Doanh nghiệp cần phải thực hiện hủy các số hóa đơn GTGT chưa được sử dụng. Sau đó sẽ thông báp kết quả hủy hóa đơn GTGT chưa sử dụng với cơ quan thuế cũ. Sau khi đã thông báo hủy hóa đơn GTGT cũ, doanh nghiệp cần thông báo phát hành hóa đơn GTGT mới với cơ quan thuế quản lý mới đã đăng kí.

2. Thủ tục hủy hóa đơn

Để hủy hóa đơn đã in nhưng không có nhu cầu sử dụng, các doanh nghiệp cần phải tiến hành các bước sau:

– Bước 1: Lập bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy

– Bước 2: Thành lập hội đồng hủy hóa đơn. Đối với các đơn vị kinh doanh cá nhân thì không cần phải thành lập Hội đồng hủy hóa đơn.

– Bước 3: Lập hồ sơ hủy hóa đơn bao gồm:

+ Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn

+ Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy

+ Biên bản hủy hóa đơn

+ Thông báo kết quả hủy hóa đơn. Được lập thành hai bản, một bản do doanh nghiệp lưu giữ, một bản được gửi đến cơ quan thuế cũ.

Nếu bạn đang có nhu cầu học làm kế toán, đừng quên liên hệ ngay với Kế toán Việt Hưng theo địa chỉ http://lamketoan.vn/ để nhận được sự tư vấn và tìm cho mình một lớp học tốt nhất nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *