Vai trò và công việc kế toán ngân hàng sẽ làm trong doanh nghiệp

Theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, thì hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ chủ yếu giao dịch ngân hàng là rút tiền và gửi tiền mặt, bởi vậy kế toán ngân hàng ở những công ty này hoạt động không thường xuyên và có thể không hoạt động.

Nhưng đối với những doanh nghiệp vừa và lớn thì có các hoạt động kinh doanh đến xuất nhập khẩu, phân phối, hay đầu tư xây dựng thì kế toán ngân hàng ở các công ty này diễn ra liên tục, ở mỗi giao dịch thường liên quan trực tiếp đến nhiều ngân hàng khác nhau cũng như các hoạt động thanh toán L/C và vay vốn để kinh doanh…

6

Vậy kế toán ngân hàng ở doanh nghiệp sẽ đóng vai trò gì và công việc của một kế toán ngân hàng như thế nào. Mời bạn đọc bài viết dưới đây của KẾ TOÁN VIỆT HƯNG  để biết rõ về công việc của 1 kế toán ngân hàng nhé.

Tìm hiểu về khái niệm cơ bản của kế toán ngân hàng (h2)

Kế toán ngân hàng chịu trách nhiệm ghi chép, phân loại cũng như tổng hợp các nghiệp vụ

Thể hiện rõ rang hoạt động mỗi ngày của ngân hàng, từ đó cũng cấp thông tin về tình hình, kết quả hoạt động của ngân hàng cho người sử dụng.

Đây là điểm then chốt cho việc đưa ra quyết định của người sử thông tin ngân hàng.

Vài trò của kế toán ngân hàng (h2)

Trong kế toán, thì kế toán thuế là 1 bộ phận quan trọng trong nền kinh tế, nên kế toán thuế cũng giúp phát huy vai trò của kế toán nói chung.

Nhưng do có những đặc điểm hoạt động ngân hàng chính vì thế vai trò của kế toán ngân hàng cũng có những điểm khác với vai trò của các ngành khác.

Dưới đây là 3 vai trò của kế toán ngân hàng:

  • Cung cấp các thông tin tổng hợp để phục vụ tốt việc quản lý nên kinh tế.
  • Bảo vệ tài sản doanh nghiệp.
  • Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chỉ đạo, lạnh đảo, quản trị ngân hàng.

Nội dung công việc cụ thể của kế toán ngân hàng trong doanh nghiệp

  • Tiến hành kiểm tra tính chính xác các nội được ghi trên các chứng từ rút tiền mặt

– Rút sét

– Uỷ nhiệm chi

VD: số tiền, con dấu, chữ ký người đại diện theo pháp luật, nội dung rút hoặc ủy nhiệm chi

  • Thực hiện đối chiếu kiểm tra tính hợp lệ, hơp lý của những đề nghị thanh toán, lệnh chi tiền, ủy nhiệm chi hay công văn mua ngoại tệ.
  • Kế toán ngân hàng kết hợp với

– Thủ quỹ thực hiện nộp tiền ra ngân hàng theo định kỳ hàng ngày, tháng, năm

– Hoặc là theo công việc nhằm phục vụ các hoạt động thanh toán

  • Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ của ngân hàng, sau đó sẽ tiến hành sắp xếp theo nội dung của mỗi loại chứng từ.
  • Căn cứ vào các nội dung chứng từ tiền gửi, ký quỹ, ký cược và tiền vay của ngân hàng để nhập dữ liệu vào phần mềm đồng thời định khoản các nghiệp vụ.
  • Hằng ngày kiểm tra số dư của tiền gửi tại các ngân hàng, rồi lập báo cáo thông báo cho trưởng phòng

-> Để kiểm soát dòng tiền cũng như lên kế hoạch mới cho dòng tiền doanh nghiệp

  • Thực hiện kiểm tra đơn xin bảo lãnh của ngân hàng
  • Tiếp đến là lập hồ sơ để bảo lạnh, chuyển hồ sơ cần ký cho kế toán trưởng và giảm đốc ký tên
  • Mang đi nộp cho các ngân hàng cuối cùng là theo dõi tình hình thưc hiện của các bảo lạnh tại mỗi ngân hàng đã nộp
  • Làm hồ sơ vay vốn ngân hàng và trả nợ vay ngân hàng theo quy định hiện tại của ngân hàng.

– Nêu rõ mục đích của từng lần vay.

– Sau khi lập hồ sơ xong chuyển hồ sơ cho kế toán trường và giám đốc xem và ký đóng dấu cuối tuần

– Là chuyển hồ sơ cho ngân hàng và tiến hành theo dõi quá trình nhận nợ và trả nợ vay cho ngân hàng.

  • Tiến hành chuẩn bị hồ sơ để mở L/C, rồi theo dõi quá trình mở thanh toán, ký vận đơn gốc và bảo lạnh tất cả các L/C.
  • Nhiệm vụ kế toán thuế cuối tháng phải làm bút toán chênh lêch tỷ giá, cùng với đó là để kiểm soát những dữ liệu kịp thời và chuẩn xác nhất
  • Kế toán ngân hàng luôn luôn phải đối soát với kế toán công nợ để theo dõi quá trình thanh toán của khách hàng của công ty và thanh toán cho các nhà cung cấp.
  • Lấy sao kế ngân hàng vào cuối tháng để đối chiếu với số tiền gửi ngân hàng.
  • Luôn luôn kết nối với ngân hàng, sẵn sàng giải đáp các 1 vài khúc mắc của công việc có liên quan
  • Vào mỗi tháng, quý, năm kế toán ngân hàng phải làm báo cáo về:

– Số quỹ tiền gửi ngân hàng

– Số cụ thể tiền gửi ngân hàng cho mỗi tài khoản tại các ngân hàng

– Bảng theo dõi tình hình vay nợ và thanh toán nợ

– Báo cáo cụ thể các quy định của công ty cũng như bảng báo cáo tính lãi suất đối với những hợp đồng vay

  • Thông kế, liệt kê và lưu trữ các chứng từ:

– Biên lai nộp thuế

– Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước

– Ủy nhiệm chi nộp thuế của thuế nhập khẩu, GTGT nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có.

– Giấy ghi nhận nợ nếu có vay ngân hàng thì phải sắp xếp theo trình tự, lưu trữ cẩn thận

– Với những hóa đơn trên 20.000.00 VNĐ, nếu là hình thức chuyển khoản thì cần:

+ In biên lai của ngân hàng và kẹp chung với hóa đơn

+ Sổ phụ 112 sẽ kẹp chung với chứng từ ngân hàng gốc các hóa đơn trên 20.000.000 VNĐ

Chú ý:

Đối với kế toán ngân hàng cho doanh nghiệp bạn cần phải để ý đến những chữ ký ở những tờ séc, ủy nhiệm chi của công ty.

Trong quá trình làm việc nếu phát sinh nghiệp vụ, kế toán ngân hàng cần phải tập hơn đầy đủ các chứng từ

Tạo thành 1 file để việc kiểm tra và rà soát số liệu trở nên dễ dàng hơn

Đồng thời kế toán ngân hàng cũng phải thường xuyên update số dư nhanh nhất để lên kế hoạch thanh toán cho công ty

KẾ TOÁN VIỆT HƯNG hy vọng qua bài viết trên đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu và nắm rõ được công việc, vai trò của kế toán ngân hàng của công ty. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn thành công.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *