Mẫu sổ cái theo thông tư 107 đối với đơn vị HCSN có thu

Mẫu sổ cái theo thông tư 107 đối với đơn vị HCSN có thu

Mẫu sổ cái theo thông tư 107 đối với đơn vị HCSN có thu

1. Mẫu sổ cái theo thông tư 107

Đơn vị: …………………..

Mã QHNS: ………………

Mẫu số: S03-H
(Ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính)

SỔ CÁI

(Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)

Năm ………………….

Tài khoản ……..Số hiệu ………………

Ngày, tháng ghi sổChứng từDiễn giảiNhật ký chungSố hiệu TK

đối ứng

Số tiền
Số hiệuNgày,

Tháng

Trang sổSTT dòngNợ
ABCDEGH12
– Số dư đầu năm

– Số phát sinh trong tháng

– Cộng số phát sinh tháng
– Số dư cuối tháng
– Cộng lũy kế từ đầu quý

– Sổ này có…….trang, đánh từ trang số 01 đến trang………

– Ngày mở sổ: ………….

Ngày ….tháng ….năm ….

Người lập sổ

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên, đóng dấu)

2. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Chứng từ ghi sổ là chứng từ kế toán dùng để tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có cùng nội dung kinh tế.

Trong hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, việc ghi sổ kế toán tổng hợp được căn cứ trực tiếp từ “Chứng từ ghi sổ” và được ghi tách biệt thành hai quá trình riêng biệt:

– Ghi theo trình tự thời gian nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ.

– Ghi theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên Sổ Cái.

3. Hình thức kế toán này sử dụng các loại sổ kế toán sau:

– Chứng từ ghi sổ;

– Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ;

– Sổ Cái;

– Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

4. Nội dung và trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:

Hàng ngày hoặc định kỳ

Căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra để lập Chứng từ ghi sổ. Đối với nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh thường xuyên, có nội dung kinh tế giống nhau được sử dụng để lập “Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại”. Từ số liệu cộng trên “Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại” để lập Chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong chuyển đến kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán hoặc người được kế toán trưởng uỷ quyền ký duyệt sau đó chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp vào Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Cái.

Cuối tháng

Sau khi đã ghi hết Chứng từ ghi sổ lập trong tháng vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và Sổ Cái, kế toán tiến hành khoá Sổ Cái để tính ra số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản. Trên Sổ Cái, tính tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng. Căn cứ vào Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ và Sổ Cái, sau khi kiểm tra, đối chiếu khớp, đúng số liệu thì sử dụng để lập “Bảng cân đối số phát sinh” và báo cáo tài chính.

Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết:

Căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc các Chứng từ kế toán kèm theo “Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại” được sử dụng để ghi vào các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuối tháng khoá các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết, lấy số liệu sau khi khoá sổ để lập “Bảng tổng hợp chi tiết” theo từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Cái. Sau khi kiểm tra, đối chiếu khớp, đúng các số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” của các tài khoản được sử dụng để lập báo cáo tài chính

Trên đây là nhưng chia sẻ của Kế toán Việt Hưng về Mẫu sổ cái theo thông tư 107 đối với đơn vị HCSN có thu. Nếu bạn còn bất kỳ điều gì khúc mặc. Bạn vui lòng để lại bình luận dưới bài viết. Để nhận được giải đáp nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...