9 điểm khác biệt về tự chủ đơn vị HCSN giữa NĐ 60/2021 & NĐ 16/2015

Tự chủ đơn vị HCSN | Ngày 21/6/2021, Chính Phủ ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. So với Nghị định 16/2015/NĐ-CP trước đây, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP có một số điểm khác biệt nổi bật mà đơn vị HCSN cần lưu ý.

1. Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ đơn vị HCSN công lập

Ngày 21/6/2021, Chính Phủ ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ – CP quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong một số lĩnh vực như giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, văn hóa, y tế, dân số, du lịch, thể thao, thông tin & truyền thông, khoa học và công nghệ, hoạt động kinh tế và một số lĩnh vực khác.

Đối tượng áp dụng của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP như sau:

⦁ Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

⦁ Đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công An, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, đơn vị sự nghiệp công thuộc đơn vị sự nghiệp công thực hiện theo quy định của Nghị định này và quy định pháp luật khác có liên quan.

tự chủ đơn vị hcsn
Danh mục phòng ban tự chủ đơn vị HCSN

⦁ Đơn vị sự nghiệp công thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được áp dụng theo Nghị định này và những quy định của Đảng và của pháp luật khác có liên quan.

⦁ Đơn vị sự nghiệp công được thành lập bởi các cam kết, Hiệp định giữa Chính Phủ Việt Nam với Chính phủ những nước hoặc tổ chức quốc tế thực hiện cơ chế tài chính theo các cam kết, Điều ước quốc tế hoặc Quyết định đặc thù do Thủ tướng chính phủ ban hành.

2. 9 điểm khác biệt về tự chủ đơn vị HCSN giữa Nghị định 60/2021/NĐ-CP & Nghị định 16/2015/NĐ-CP

Từ ngày 15/8/2021, cơ chế tự chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được áp dụng theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP, thay thế cho Nghị định 16/2015/NĐ-CP.

2.1 Giá dịch vụ sự nghiệp công

Nghị định 16/2015/NĐ-CP: Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 9, Nghị định này chỉ quy định chi phí tiền lương trong giá dịch vụ sự nghiệp công tính căn cứ theo mức lương cơ sở, hệ số tiền lương ngạch, bậc, chức vụ đối với đơn vị sự nghiệp công và định mức lao động do các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Nghị định 60/2021/NĐ-CP bổ sung thêm:

⦁ Các khoản đóng góp theo tiền lương vào căn cứ tính chi phí tiền lương của giá dịch vụ sự nghiệp công.

⦁ Tính chi phí tiền lương trong giá dịch vụ sự nghiệp công căn cứ theo mức lương, chức danh, vị trí việc làm, chức vụ và các khoản đóng góp theo tiền lương theo quy định của Nhà nước. 

XEM THÊM:

Mô tả công việc kế toán đơn vị HCSN công lập

Hỏi đáp về kế toán hành chính sự nghiệp dự án

Học thử – Giáo trình Kế Toán HCSN Có Thu

2.2 Lộ trình tính giá dịch vụ công sử dụng Ngân sách Nhà nước

Nghị định 16/2015/NĐ-CP: Quy định đến năm 2020, giá dịch vụ công sử dụng Ngân sách Nhà nước phải tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. (Theo Khoản 1, Điều 10, Nghị định 16/2015/NĐ-CP).

Nghị định 60/2021/NĐ-CP: Thay đổi lộ trình tính giá dịch vụ công sử dụng Ngân sách Nhà nước. Cụ thể, Nghị định 60/2021/NĐ-CP tính đủ các khoản chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định và các chi phí khác theo quy định về giá đến hết năm 2021 (Theo Điểm a, Khoản 3, Điều 5, Nghị định 60/2021/NĐ-CP).

2.3 Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng Ngân sách Nhà nước

Nghị định 16/2015/NĐ-CP không có quy định.

Nghị định 60/2021/NĐ-CP: Quy định chi tiết khung danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP.

2.4 Cách phân loại các đơn vị tự chủ tài chính

Nghị định 60/2021/NĐ-CP: chỉ liệt kê tên, không hướng dẫn phân loại, xác định chi tiết thế nào là đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.

Nghị định 60/2021/NĐ-CP đã phân loại chi tiết, cụ thể, đồng thời nêu ra tiêu chí để xác định mức tự chủ về đầu tư. Cụ thể, các đơn vị tự chủ tài chính được phân thành 4 nhóm:

NHÓM 1: Các đơn vị tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư.

NHÓM 2: Các đơn vị tự chủ chi thường xuyên.

NHÓM 3: Các đơn vị tự chủ một phần chi thường xuyên, gồm có đơn vị tự đảm bảo từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên, đơn vị tự đảm bảo từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên, đơn vị tự đảm bảo từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên.

NHÓM 4: Các đơn vị do Nhà nước đảm bảo kinh phí.

2.5 Nguồn tài chính và sử dụng nguồn tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

Nghị định 16/2015/NĐ-CP: Tổng hợp chung tất cả các nguồn lực tài chính và chưa có quy định rõ ràng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công và các hoạt động kinh doanh dịch vụ (Theo Khoản 1, Điều 12, Nghị định 16/2015/NĐ-CP).

Nghị định 60/2021/NĐ-CP: Quy định cụ thể, rõ ràng nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, tách rõ nguồn thu hoạt động sự nghiệp gồm thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công, thu từ cho thuê tài sản công (Theo Khoản 2, Điều 11, Nghị định 60/2021/NĐ-CP).

2.6 Giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công

Nghị định 16/2015/NĐ-CP: Quy định về giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp công được ổn định trong thời gian 3 năm (Theo Khoản 2, Điều 20, Nghị định 16/2015/NĐ-CP).

Nghị định 60/2021/NĐ-CP: quy định đơn vị sự nghiệp công xây dựng phương án tự chủ tài chính trong giai đoạn ổn định 5 năm, quy định này phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội do Chính phủ quy định (Khoản 1, Điều 35). Đồng thời, Nghị định 60/2021/NĐ-CP cũng quy định thêm lộ trình nâng mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công đảm bảo một phần chi thường xuyên (Khoản 4, Điều 35, Nghị định 60/2021/NĐ-CP). Vấn đề này tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP trước đây không có quy định.

2.7 Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên

Chi thường xuyên giao tự chủ

Nghị định 16/2015/NĐ-CP: Chỉ giao cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi thường xuyên đối với: Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp công, nguồn thu phí được để lại để chi thường xuyên.

Nghị định 60/2021/NĐ-CP: bổ sung quy định đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ chi thường xuyên đối với các khoản kinh phí do Ngân sách nhà nước cung cấp phục vụ cho hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước, bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định

Nghị định 16/2015/NĐ-CP chỉ quy định chung chung nguyên tắc chi tiền lương, Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định chi tiết nội dung chi tiền lương và các khoản đóng góp theo lương đối với nhóm đơn vị thuộc nhóm 1 và nhóm 2 theo Điểm b, Khoản 1, Điều 12 của Nghị định này.

Nghị định 16/2015/NĐ-CP không quy định nội dung chi chuyên gia, nhà khoa học hoặc có các tài năng đặc biệt còn Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định thêm nội dung chi cho chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt để thực hiện các công việc, nhiệm vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, chi thực hiện công việc hoặc dịch vụ có thu phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, chi thực hiện các hoạt động dịch vụ, trích lập các khoản dự phòng, chi trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật.

Chi thường xuyên không giao tự chủ và chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Nghị định 16/2015/NĐ-CP: không quy định các nội dung về phân phối kết quả tài chính, phân phối kết quả tài chính năm.

Nghị định 60/2021/NĐ-CP: Có quy định mới về phân phối kết quả tài chính, phân phối kết quả tài chính năm, cụ thể tại Điều 13 của Nghị định này.

2.8 Tự chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp công đảm bảo một phần chi thường xuyên

Chi thường xuyên giao tự chủ

So với Nghị định 16/2015/NĐ-CP, Nghị định 60/2021/NĐ-CP đã bỏ quy định được tự chủ chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, bổ sung thêm các quy định về:

⦁ Tự chủ chi tiền thưởng (Điểm c, Khoản 1, Điều 16).

⦁ Chi thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt để thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị (Khoản 2, Điều 16).

⦁ Bổ sung khoản tự chủ được chi (Khoản 4, 5, 6, Điều 16).

Chi thường xuyên không giao tự chủ và chi thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ

So với Nghị định 16/2015/NĐ-CP, Nghị định 60/2021/NĐ-CP đã có bổ sung quy định mới

Phân phối kết quả tài chính trong năm

Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định chung trích tối thiểu 15% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (Điểm a, Khoản 3, Điều 14).

Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về tỷ lệ trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp:

⦁ Đơn vị tự đảm bảo từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên: Trích lập tối thiểu 20%.

⦁ Đơn vị tự đảm bảo từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên: Trích lập tối thiểu 15%.

⦁ Đơn vị tự đảm bảo từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên: Trích lập tối thiểu 10%.

So với Nghị định 16/2015/NĐ-CP, Nghị định 60/2021/NĐ-CP đã có bổ sung quy định mới về thu nhập và thu nhập tăng thêm, tỷ lệ trích lập quỹ khen thưởng và phúc lợi.

So với Nghị định 16/2015/NĐ-CP, Nghị định 60/2021/NĐ-CP đã có bổ sung quy định mới về cơ chế tự chủ của đơn vị HCSN.

2.9 Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp do ngân sách Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên

Chi thường xuyên giao tự chủ

So với Nghị định 16/2015/NĐ-CP, Nghị định 60/2021/NĐ-CP đã bỏ quy định tự chủ chi đối với chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, bổ sung thêm quy định được chi tự chủ chi tiền thưởng (Điểm c, Khoản 1, Điều 20), bổ sung quy định tự chủ thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt và bổ sung thêm khoản được tự chủ chi.

Chi thường xuyên không giao tự chủ và chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

So với Nghị định 16/2015/NĐ-CP, Nghị định 60/2021/NĐ-CP đã có quy định mới.

Phân phối kết quả tài chính trong năm

Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định tỷ lệ trích lập quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương. Nghị định 60/2021/NĐ-CP đã thay đổi tỷ lệ chi cho thu nhập bình quân tăng thêm cho viên chức, người lao động không quá 0.3 lần quỹ tiền lương cơ bản của viên chức, người lao động của đơn vị theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người.

Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định tỷ lệ trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi tối đa không quá 01 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị. Nghị định 60/2021/NĐ-CP không quy định tỷ lệ trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi, chỉ óc quy định nội dung chi của các quỹ này.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

Trên đây là 9 điểm khác biệt về tự chủ của đơn vị HCSN giữa Nghị định 60/2021/NĐ-CP & Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Căn cứ vào các quy định mới tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP, các đơn vị HCSN cần xây dựng các nhiệm vụ, phương án chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập sang thực hiện cơ chế tự chủ hướng dẫn phù hợp với thực tế hoạt động của từng đơn vị, coi như việc triển khai Nghị định 60/2021/NĐ-CP là một cơ hội mới để đột phá và tái cơ cấu, sắp xếp lại cơ cấu theo hướng năng động và hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *