Thuế nhập khẩu ô tô về Việt Nam được tính như thế nào?

Hiện nay, ô tô ở Việt Nam đang có giá không đúng với giá trị thật do phải chịu nhiều loại thuế, phí khác nhau. Nguyên nhân của việc này đến từ cơ sở hạ tầng ở mức thấp nên việc đánh thuế vào ô tô nhằm hạn chế phương tiện này ở nước ta.Việt Nam là một nước tuy có thu nhập thấp nhưng lại có giá thành ô tô cao gấp 3 lần trên thế giới với nhiều loại thuế phí ô tô.  Bài viết ngày hôm nay Kế toán Việt Hưng sẽ cùng các bạn tìm hiểu về thuế nhập khẩu ô tô về Việt Nam được tính như thế nào.

 

1. Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là việc thu thuế đối với mặt hàng có nguồn gốc từ các quốc gia khác khi đến với thị trường Việt Nam. Mỗi mặt hàng sẽ có những mức thuế khác nhau, cách tính thuế khác nhau. Ô tô nhập khẩu là một mặt hàng nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi có cách tính thuế riêng biệt và thông thường, mức thuế đánh vào ô tô trong những năm trước đây là khá cao

Tuy nhiên, Theo nội dung Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) được áp dụng từ 1/1/2018, thuế xe ô tô nhập khẩu 2018 nguyên chiếc từ các nước thuộc khu vực ASEAN sẽ giảm từ 30% về 0%. Đây cũng là mức thuế thấp nhấp của thị trường ô tô nhập khẩu tại Việt Nam từ trước đến nay. Tuy việc giảm thuế xe ô tô 2018 chỉ được áp dụng cho những loại xe có tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 40% nhưng điều này đã đưa đến cho người tiêu dùng sự yên tâm phần nào khi có ý định mua xe ô tô trong năm nay.

Cách tính:

Số tiền thuế nhập khẩu phải nộp=Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quanXTrị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóaXThuế suất của từng mặt hàng

2. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô nhập khẩu ở Việt Nam sẽ dựa vào dung tích xi-lanh để tính thuế.

Đối với các dòng xe dưới 9 chỗ có dung tích xi lanh từ 1.5L trở xuống, thuế tiêu thụ đặc biệt giảm từ 40% xuống còn 35%. Và với dòng xe có dung tích xi lanh từ 1.5L đến 2.0L thuế tiêu thụ đặc biệt giảm từ 45% xuống còn 40%.

Đối với các dòng xe có dung tích xi lanh từ 2.5L – 3.0L mức thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tăng từ 55% lên đến 60%.

Với mức giảm thuế xe ô tô năm 2018 này, tuy không có nhiều sự biến động trong mức giá nhưng nó cũng là một động thái tích cực cho thị trường ô tô Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Theo đó, hiện nay Chính phủ quy định với mức tính thuế TTĐB với xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi cụ thể như sau:

Cách tính:

Số tiền thuế TTĐB phải nộp =(Thuế Nhập khẩu + Giá tính thuế nhập khẩu)XThuế suất thuế TTĐB

3. Thuế Giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) áp dụng cho các mặt hàng ở Việt Nam hầu hết là 10% và ô tô cũng vậy, thuế giá trị gia tăng được tính như sau: 

Số tiền thuế GTGT phải nộp =(Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + thuế TTĐB)XThuế suất thuế GTGT

4. Thuế Thu nhập doanh nghiệp

Đây là loại thuế thu nhập của doanh nghiệp đối với mặt hàng ô tô tại Việt Nam với mức thuế 22%, thuế này sẽ được tính vào giá xe.

5. Các loại phí khác

Bên cạnh 3 loại thuế chính trên, để có thể lưu thông trên đường, chủ sở hữu xe cần hoàn thành những loại thuế phí sau:

  • Phí trước bạ: 10 – 15% (tùy thuộc vào tỉnh, thành phố nơi bạn đang sống).
  • Phí cấp biển số: 2 – 20 triệu VNĐ (tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh).
  • Phí đăng kiểm: 240.000 VNĐ – 560.000 VNĐ/một lần kiểm định.
  • Phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật: 50.000 VNĐ – 100.000 VNĐ/một lần cấp.
  • Phí sử dụng đường bộ: Bao gồm phí thu qua trạm thu phí BOT để hoàn vốn xây dựng các công trình giao thông khi ôtô lưu hành qua và phí bảo trì đường bộ (130.000 VNĐ – 1.430.000 VNĐ/một tháng tùy theo tải trọng xe).
  • Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
  • Phí bảo hiểm vật chất (không bắt buộc).
  • Phí xăng dầu.
  • Phí thử nghiệm khí thải.
  • Phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu.
  • Phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.

Trên đây là bài viết về chủ đề Thuế nhập khẩu ô tô về Việt Nam được tính như thế nào?.Hãy đến Việt Hưng để tham gia các khoá học kế toán online uy tín tại Trung tâm! Chúc các bạn thành công!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...