Phân loại các chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam

Chế độ kế toán hiện hành là quy định pháp chế chung cho ngành kế toán theo đúng chuẩn mực, nguyên tắc,…. Bài viết dưới đây, kế toán Việt Hưng sẽ phân loại các chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam. 

Chế độ kế toán là những quy định cũng như hướng dẫn về lĩnh vực kế toán hay một số công việc do cơ quản quản lý nhà nước ban hành. Những quy định này được áp dụng trên phạm vi toàn quốc cũng như các đơn vụ sự nghiệp khác nhau đều phải thực hiện theo quy định này.

Các chế độ kế toán hiện hành: 

  • Chế độ kế toán dùng cho các doanh nghiệp
  • Chế độ kế toán dùng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp
  • Chế độ kế toán dùng cho các Ngân hàng

1. Chế độ kế toán dùng cho các doanh nghiệp

Áp dụng theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 200/2014/TT-BTC ( thay thế QĐ số 15/2006/QĐ-BTC).

Kế toán giá thành sản phẩm

Đối tượng áp dụng

+ QĐ số 48: Áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện sau:

  • Có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng
  • Có số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.

+ TT 200: Theo thông tư này thì không phân biết đối tượng là doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Nhưng có quy ước về doanh nghiệp lớn là phải thỏa mãn 2 điều sau:

  • Có vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng
  • Có số lao động trung bình hàng năm trên 300 người.

Hệ thống tài khoản

Hệ thống tài khoản kế toán hiện nay có 2 hệ thống đó là theo QĐ 48 và TT 200. Thông thường thì nhiều doanh nghiệp chọn theo thông tư 200 hơn vì nó hiện là hệ thống được cập nhật mới nhất.

Hệ thống chứng từ kế toán

Mỗi nghiệp vụ kế toán phát sinh đều cần phải có chứng từ hóa đơn thì kế toán mới có thể lấy đó làm cơ sở để thực hiện các hạch toán vào sổ kế toán. Một chứng từ kế toán cần phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:

  • Tên và số hiệu của chứng từ kế toán
  • Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán
  • Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán
  • Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán
  • Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
  • Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ
  • Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán

Hệ thống sổ kế toán

Hệ thống sổ sách này doanh nghiệp có thể tự xây dựng cho mình nhưng phải đảm bảo minh bạch và chính xác. Vào một kỳ kế toán thì doanh nghiệp cần chuẩn bị những số sách kế toán tổng hợp cũng như là sổ sách kế toán chi tiết.

  • Tổng hợp: sổ nhật ký, sổ cái
  • Chi tiết: sổ, thẻ kế toán chi tiết

Ngoài ra còn một số loại khác nhưng đây là những loại sổ chính mà doanh nghiệp nào cũng cần nên có. Chính vì vậy mà doanh nghiệp bạn dù có tự làm cũng cần có những sổ này nhé!

Hệ thống báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính năm quy định cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ban ngành và các thành phần kinh tế bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính

2. Chế độ kế toán dùng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp

Ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ-BTC.

Đối tượng áp dụng

  • Các cơ quan hành chính: là hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước từ Trung ương đến địa phương bao gồm cả các viện kiểm sát đến các toà án nhân dân các cấp.
  • Các đơn vị sự nghiệp: là các đơn vị do các cơ quan có thẩm quyền thành lập để thực hiện chức năng riêng của từng ban ngành, lĩnh vực.

Hệ thống tài khoản kế toán

Áp dụng tại Hệ thống tài khoản theo QĐ 19

Hệ thống chứng từ kế toán

  •  Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
  • Nội dung chứng từ phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
  • Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt;
  • Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số;
  • Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ.

Hệ thống sổ kế toán

  • Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến đơn vị hành chính, sự nghiệp (bao gồm sổ tổng hợp và sổ chi tiết)

Đối với các đơn vị kế toán cấp I và cấp II (Gọi tắt là cấp trên). Ngoài việc mở sổ kế toán theo dõi tài sản và sử dụng kinh phí trực tiếp của cấp mình còn phải mở sổ kế toán theo dõi việc phân bổ dự toán, tổng hợp việc sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí của các đơn vị trực thuộc (đơn vị kế toán cấp II và cấp III). Để tổng hợp báo cáo tài chính về tình hình sử dụng kinh phí và quyết toán với cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp.

Hệ thống báo cáo tài chính

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp và gián tiếp
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính

3. Chế độ kế toán ngân hàng

chi phí tiền lương hợp lý

Ban hành theo QĐ số: 479/2004/QĐ-NHNN

Hệ thống chứng từ

Ban hành theo QĐ số: 1789/2005/QĐ-NHNN

  • Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong ngân hàng đều phải lập chứng từ kế toán.
  • Tất cả các chứng từ kế toán ngân hàng phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác.
  • Số tiền trên chứng từ ngân hàng phải ghi cả bằng chữ và bằng số.

Hệ thống báo cáo kế toán – tài chính ngân hàng

Ban hành theo QĐ số: 16/2007/QĐ-NHNN

 Báo cáo kế toán của Ngân hàng bao gồm:

  • Báo cáo cân đối tài khoản nội bảng
  • Báo cáo cân đối tài khoản ngoại bảng
  • Các báo cáo kế toán quyết toán năm

Báo cáo tài chính của Ngân hàng bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo tài chính

Kế toán Việt Hưng đã phân loại chi tiết các chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam. Đối với mỗi doanh nghiệp vận hành theo từng lĩnh vực, ngành thì áp dụng chế độ kế toán riêng của ngành đó. Hy vọng các thông tin trên trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...