Những thay đổi về mức đóng thuế thu nhập cá nhân năm 2019

Năm 2019, mức đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) có những thay đổi gì? Có lẽ, vấn đề về Thuế TNCN luôn được tất cả mọi người quan tâm, đặc biệt là những bạn kế toán là người luôn phải Update luật thuế liên tục. Bài viết này KẾ TOÁN VIỆT HƯNG sẽ cung cấp một chuỗi bài ngắn gọn, súc tích để cung cấp cho bạn những kiến thức quan trọng nhất xoay quanh thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất.

mức đóng thuế thu nhập cá nhân
Những thay đổi về mức đóng thuế thu nhập cá nhân năm 2019

1. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN LÀ GÌ?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ. Theo đó, thuế TNCN được xây dựng trên nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết.

2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ THUẾ TNCN?

  • Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Thuế TNCN.
  • Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế TNCN và sửa đổi bổ sung thông tư 111.

3. THỜI ĐIỂM NÀO THÌ TÍNH THUẾ TNCN?

-Thời điểm tính thuế TNCN: là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế (Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC).

-Thuế TNCN là loại thuế tính theo tháng, kê khai có thể theo tháng hoặc theo quý nhưng quyết toán theo năm.

Ví dụ: Tiền thưởng tết âm lịch năm 2019, trả vào tháng 2/2019 thì cộng vào thu nhập tính thuế TNCN của tháng 2/2019

4. MỨC ĐÓNG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 2019 NHƯ THẾ NÀO?

mức đóng thuế thu nhập cá nhân

Cách 1: Đối với cá nhân cư trú có ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên

– Kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên tại nhiều nơi.

– Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần (Theo Điểm b Khoản 1 Điều 25 của Thông tư 111/2013/TT-BTC).

mức đóng thuế thu nhập cá nhân

– Thu nhập chịu thuế: là tổng TNCN nhận được từ tổ chức chi trả không bao gồm các khoản sau:

mức đóng thuế thu nhập cá nhân

– Các khoản giảm trừ bao gồm:

mức đóng thuế thu nhập cá nhân

-Thuế suất:

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế TNCN, cụ thể như sau:

mức đóng thuế thu nhập cá nhân

Lưu ý: Thu nhập của bạn là 16 triệu đồng, và bạn không có bảo hiểm xã hội, thì phần thu nhập tính thuế sẽ là 7 triệu đồng (=16,000,000 – 9,000,000), chứ không phải là toàn bộ 15 triệu đồng. Và 5 triệu đồng sẽ tính thuế suất 5% , còn 2 triệu đồng ( = 7,000,000 – 5,000,000) chịu mức thuế suất là 10% , không phải là 7 triệu ở mức 10%. Đây là điểm lưu ý mà rất nhiều bạn sinh viên hay bị tính nhầm.

Cách 2: Đối với cá nhân cư trú không ký HĐLĐ hay có ký nhưng dưới 3 tháng

Có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập:

47

Lưu ý:

– Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (Cam kết 02/CK-TNCN – Theo mẫu tại Thông tư 92/2015/TT-BTC) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

– Người làm cam kết 02 bắt buộc phải có MST tại thời điểm làm cam kết.

Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế

Cách 3: Đối với cá nhân không cư trú

Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân với thuế suất 20%.

mức đóng thuế thu nhập cá nhân

5. NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO ĐƯỢC MIỄN THUẾ TNCN?

Theo Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 91/2014/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân được quy định như sau:

  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
  • Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  • Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.
  • Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp để hợp lý hóa sản xuất nông nghiệp nhưng không làm thay đổi mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, được Nhà nước giao để sản xuất.
  • Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường chưa chế biến thành sản phẩm khác.
  • Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
  • Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.
  • Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện.
  • Thu nhập từ học bổng
  • Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe; tiền bồi thường tai nạn lao động; tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; các khoản bồi thường Nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật về bồi thường Nhà nước.
  • Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học không nhằm mục đích thu lợi nhuận.
  • Thu nhập nhận được từ các nguồn viện trợ của nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

“KẾ TOÁN VIỆT HƯNG LUÔN CÙNG BẠN UPDATE NHỮNG LUẬT THUẾ MỚI NHẤT”

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...