[Mẹo] Tóm tắt lý thuyết nguyên lý kế toán giúp dễ nhớ, dễ hiểu

Lý thuyết nguyên lý kế toán là nền tảng cơ bản của ngành kế toán. Vậy làm thế nào để nắm vững kiến thức của nguyên lý kế toán? Kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ bạn đọc mẹo học lý thuyết nguyên lý kế toán giúp dễ nhớ, dễ hiểu.

lý thuyết nguyên lý kế toán
[Mẹo] Tóm tắt lý thuyết nguyên lý kế toán giúp dễ nhớ, dễ hiểu

Nội dung lý thuyết nguyên lý kế toán gồm:

1. Bản chất và đối tượng của kế toán

  • Đối tượng kế toán là tài sản: thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp cũng như sự vận động, thay đổi của tài sản trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Nguồn hình thành tài sản bao gồm: Nợ phải trả: vay ngắn hạn, vay dài hạn,…. Nguồn vốn chủ sở hữu: nguồn vốn kinh doanh, lợi nhuận chưa phân phối, các quỹ của doanh nghiệp.
  • Các khái niệm và nguyên tắc kế toán được thừa nhận

2. Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

  • Bảng cân đối kế là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo 2 cách phân loại: kết cấu của tài sản và nguồn hình thành tài sản dưới hình thức tiền tệ tại một thời điểm nhất định.
  • Tổng cộng tài sản = Tổng cộng nguồn vốn hoặc (A+B) Tài sản = (A+B) nguồn vốn.
  • Bảng kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình doanh thu, chi phí tạo ra doanh thu và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp.
  • Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 phần: lãi lỗ – tình hình thực hiện nghĩa vụ NN – Thuế GTGT được khấu trừ, được giảm, được hoàn 

3. Tài khoản và ghi sổ kép

Kết cấu tài khoản và nguyên tắc phản ánh từng loại tài khoản:

STTKý hiệu tài khoảnThứ tựGhi chú
1Tài khoản đầu 0001-007Tài khoản ngoài bảng
2Tài khoản đầu 1111-171Tài sản ngắn hạn
3Tài khoản đầu 2211-244Tài sản dài hạn
4Tài khoản đầu 3311-356Tài khoản nợ phải trả
5Tài khoản đầu 4411-421Nguồn vốn chủ sở hữu
6Tài khoản đầu 5511-521Doanh thu
7Tài khoản đầu 6611-642Chi phí sản xuất, kinh doanh
8Tài khoản đầu 7711Thu nhập khác
9Tài khoản đầu 8811-821Chi phí khác
10Tài khoản đầu 9911Xác định kết quả kinh doanh

Đặc biệt, bạn cần ghi chú tài khoản đầu (5 và 7) mang tính chất Nguồn Vốn; tài khoản đầu (6 và 8) mang tính chất Tài Sản. Nó làm nền cho định khoản có phát sinh bên dưới đây.

Đối với tài sản:

  • Khi phát sinh tăng ghi Nợ
  • Khi phát sinh giảm ghi có

Đối với tài khoản nguồn vốn:

  • Khi phát sinh tăng ghi có
  • Khi phát sinh giảm ghi nợ

4. Tính giá các đối tượng kế toán

– Tài sản cố định: 

Giá trị còn lại  = Nguyên giá – Giá trị hao mòn

– Phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ: 

– Tính giá vật liệu nhập:

Giá trị thực tế = Giá mua thực tế trên HĐ + Thuế (nếu có) + CP thu mua – Khoản giảm giá

5. Chứng từ kế toán và kiểm kê

  • Chứng từ kế toán là tài liệu gốc, có tính bằng chứng, tính pháp lý. Nội dung chứng từ phải có đầy đủ các thông tin: Tên, số hiệu chứng từ, ngày tháng lập chứng từ, đơn vị lập, đơn vị nhận chứng từ, nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chỉ tiêu số lượng, giá trị của nghiệp vụ, chữ ký của những người liên quan: người nộp tiền, người nhận tiền, người nhận hàng, người giao hàng, người phụ trách đơn vị…
  • Kiểm kê là phương pháp kiểm tra trực tiếp, tại chỗ số hiện có của các loại tài sản nhằm đối chiếu với số liệu do kế toán cung cấp. 6. Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu trong doanh nghiệp.

6. Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu trong doanh nghiệp

  • Kế toán tài khoản cố định
  • Kế toán vật liệu
  • Kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương
  • Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
  • Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
  • Kế toán CPSXC
  • Kế toán quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
  • Kế toán mua bán hàng hóa

7. Sổ kế toán – kỹ thuật ghi sổ kế toán

Sổ kế toán là các tờ sổ theo một mẫu nhất định dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng phương pháp kế toán trên cơ sở số liệu của chứng từ gốc.

Hình thức sổ kế toán

  • Nhật ký sổ cái
  • Nhật ký chung
  • Chứng từ ghi sổ
  • Nhật ký chứng từ

Để học tốt môn nguyên lý kế toán, bạn cần phải có các mẹo nhỏ bỏ túi sau:

Học thuộc lòng bảng hệ thống tài khoản kế toán. Bạn cần ghi chú tài khoản đầu (5 và 7) mang tính chất Nguồn Vốn; tài khoản đầu (6 và 8) mang tính chất Tài Sản.

Định khoản tài khoản khi có phát sinh: rắc rối nhưng nhớ nguyên tắc sẽ thông ngay

Theo đó là thứ tự khi định khoản gồm các bước:

  • Xác định đối tượng kế toán cần định khoản.
  • Nợ ghi trước và Có ghi sau. Lưu ý bạn nên ghi hết bên Nợ rồi mới sang bên Có.
  • Nghiệp vụ biến động tăng (giảm) ghi mỗi mục một bên.
  • Dòng ghi các mục Nợ phải so le với dòng Có.
  • Cuối cùng tổng giá trị ghi bên Nợ phải bằng tổng giá trị ghi bên Có.

Làm nhiều bài tập liên quan tới nội dung học. 

Tóm tắt nguyên lý kế toán ở các mục chương quan trọng, thực hành bài tập là phương pháp giúp bạn học môn nguyên lý tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *