Hướng dẫn hạn chế đóng TNCN, lương đóng BHXH vừa phải

Hướng dẫn hạn chế đóng TNCN, lương đóng BHXH vừa phải làm thế nào

Bài viết hướng dẫn làm sao để Lương đóng BHXH vừa phải, hạn chế thấp nhất việc phải đóng thuế TNCN, làm sao để chi phí lương hợp lý hợp lệ này là trung tâm đào tạo kế toán Lamketoan.vn hướng dẫn cho việc làm lương từ năm 2016 trở đi để phù hợp với các chính sách, lương, bảo hiểm, thuế thay đổi liên tục. Trước đó  bộ LĐ TB XH đã đưa ra thông tu quy định về mức lương và phụ cấp đóng BHXH năm 2016.

1. Đối tượng áp dụng

Hướng dẫn này ứng với trường hợp của 1 thành viên trong công ty với mức lương là 20 triệu/ tháng. Bảng lương này chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người vận dụng thì tùy theo tình hình thực tế của công ty mình, tùy theo tình hình thực tế của người lao động để làm cho hợp lý, không phải cứ bê nguyên xi vào áp cho đơn vị của mình nhé.

Cái vụ lương cao nhưng đóng BH bao nhiêu thì luật đã có rồi, anh chị em vận dụng làm sao cho hợp lý là ok, đâu có làm sai luật đâu mà sợ nhỉ?

Hướng dẫn hạn chế đóng TNCN, lương đóng BHXH vừa phải
Hướng dẫn hạn chế đóng TNCN, lương đóng BHXH vừa phải

 

Theo như trên hình với mức lương của nhân viên là 20.000.000đ/tháng với vị trí PGĐ, bao gồm các khoản sau:

1. Lương cơ bản ( dùng đóng BH) : 5.000.000đ
2. Tiền ăn giữa ca: 680.000đ
3. Tiền điện thoại : 1.000.000đ
4. Tiền xăng xe: 1.000.000đ
5. Tiền hỗ trợ đi lại: 3.000.000đ
6. Tiền hỗ trợ nhà ở ( do chưa có nhà) : 3.000.000đ
7. Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ ( 3 đứa ): 5.000.000đ
8. Hỗ trợ khác: 1.320.000đ

2. Các lưu ý cần thiết

1. Lương để tính là chi phí thì cần hồ sơ gì? các bạn nên đọc lại các thông tư 78/2014, 96/2015…

2. Khoản hỗ trợ nào không đóng bảo hiểm thì xem thông tin tại thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

3. Khoản phụ cấp nào không tính thuế TNCN mở thông tư 111/2013/TT-BTC, TT92/2015/TT-BTC…

Chúc các bạn thành công !

ST và biên soạn

Có 4 bình luận

    • Triều Phạm đã viết:

      Chi phí đi lại có thể bao gồm tiền ăn uống, bến bãi, nhà nghỉ… chứ đâu phải riêng về xăng xe đâu bạn

  1. QUÂN đã viết:

    VD:
    – Nếu trả lương cơ bản 15 triệu+ 5 triệu phụ cấp ( giả sử cứ cho tất vào phải chịu thuế)….
    – Nuôi 1 con nhỏ.
    Thu nhập chịu thuế = 20 triệu-9 triệu-3,6 triệu = 7,4 triệu
    Thuế TNCN phải nộp = (7,4×10%)-250000= 490.000 đ/tháng
    Bảo hiểm 10% = 15 triệu x 10% = 1,5 triệu
    Tổng người lao động phải nộp hàng tháng = 1.990.000 đ/tháng
    Thu nhập còn lại = 20 triệu – 1,990 triệu = 18.010.000 đ/tháng
    – Lương hưu sau khi đóng đủ 25 năm = 15 triệu x 75% = 11.250.000 đồng/ tháng

    Theo cách của bạn thì lương hưu lúc đó = 5 triệu x 75% = 3.750.000 đồng/ tháng
    Chênh lệch: 7.500.000 đồng
    Nếu trả lương 5 trieuj/ tháng ==>> nộp BH 100.000. NLĐ được lợi 1,890 triệu/ tháng.
    Suy ra nếu DN trả lương cho NLĐ theo cách của mình thì chỉ cần NLĐ lĩnh lương hưu với thời gian = 1/4 thời gian họ đi làm ( khoảng gần 7 năm) là hòa tiền đóng thuế TNCN và BH. từ năm thứ 8 là ăn ra.
    ==>Cách này chỉ có lợi cho DN khi trốn được tiền BH

    • Như Mây đã viết:

      Tiền lương hưu không tính đc như bạn đâu. BH tính TB cộng từ đầu đến cuối, mà làm ở cty tư nhân họ toàn trốn và lách đóng BHXH thôi, mấy Cty liên doanh còn đỡ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *