Hưỡng dẫn cách đọc báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

Cách đọc báo cáo tài chính – BCTC không chỉ là những con số khô cứng, mà đó là những con số biết nói. Làm cách nào bạn có thể hiểu được ngôn ngữ tài chính đó. Bài viết này, Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để đọc báo cáo tài chính một cách nhanh và chính xác nhất.

cách đọc báo cáo tài chính
Hưỡng dẫn cách đọc báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

1. Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính (BCTC) là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh tổng quan nhất về tình hình tài sản, tài chính, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Báo cáo thường được công bố định kỳ vào cuối mỗi quý và vào cuối năm.

Báo cáo tài chính gồm có 3 loại báo cáo quan trọng nhất: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán ,Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.

2. CÁCH ĐỌC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

cách đọc báo cáo tài chính

Đây là bảng số liệu quan trọng đầu tiên của doanh nghiệp. Nó cho biết bạn đang ở đâu tại một thời điểm nhất định ,đang khỏe hay yếu. Thể hiện mối quan hệ giữa số tài sản công ty hiện có với số tiền nợ công ty hiện tại.

cách đọc báo cáo tài chính

 TÀI SẢN là những thứ thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có khả năng tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

Tài sản được phân thành 2 loại, là: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.

-Tài sản ngắn hạn: là những loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng dưới 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh. Bao gồm như: Tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu, hàn tồn kho…

Tiền và tương đương tiền: Khoản mục này cũng là một trong số ít khoản mục ít bị tác động bởi kế toán. Số dư trên tài khoản 112 phải khớp với số dư cuối kỳ trên sao kê ngân hàng. Một doanh nghiệp có tài sản ngắn hạn nhiều tiền mặt, tiền gửi chứng tỏ doanh nghiệp thừa vốn. Lúc đó doanh nghiệp không nhất thiết phải đi vay và thường sẽ bị loại chi phí lãi vay (nếu có) khi quyết toán thuế TNDN.

Các khoản phải thu: là số tiền mà khách hàng chưa thanh toán (còn nợ) cho doanh nghiệp. Đây là khoản mục mà bạn cần theo dõi sát sao. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng, có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp.

Hàng tồn kho: Là giá trị hàng dự trữ của doanh nghiệp. Đó có thể là: nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hoặc hàng hóa .Và tùy thuộc từng doanh nghiệp mà tỷ trọng phân bổ hàng tồn kho sẽ khác nhau.

Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất thì sẽ tồn kho một lượng lớn nguyên vật liệu. Còn doanh nghiệp thương mại thì tồn kho chủ yếu là hàng hóa, thành phẩm.

-Tài sản dài hạn là: Là những tài sản sẽ có thời gian sử dụng trên 1 năm. Bao gồm: Tải sản hữu hình, tài sản vô hình … Việc tính toán tỷ trọng trong Tài sản cũng giúp bạn đánh giá sơ bộ liệu doanh nghiệp có đầu tư tài sản 1 cách hợp lý. Như các doanh nghiệp kinh doanh về khách sạn, hay cho thuê xe vận tải… thì chắc chắn tài sản chủ yếu nằm ở tài sản cố định.

= > Như vậy, Dựa vào tài sản của doanh nghiệp trong bảng cân đối kế toán biết được quy mô, cơ cấu đầu tư vốn, năng lực sử dụng vốn của doanh nghiệp.

NỢ PHẢI TRẢ  nằm trong Nguồn vốn, phản ánh nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, thể hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với bên ngoài.

-Nợ ngắn hạn là những khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính phải thanh toán dưới 1 năm. Bao giồm: Phải trả nhà cung cấp, người lao động, thuế phải nộp nhà nước …. Chúng ta cũng cần quan tâm đến vấn đề nợ phải trả của doanh nghiệp giữa các kỳ có chiều hướng tăng hay giảm. Từ đó cho biết doanh nghiệp có đang chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, và hơn hết có trả lương cho nhân viên đúng quy định không?

-Nợ dài hạn là những khoản nợ và nghĩa vụ tài chính được phép thanh toán trên 1 năm. Như khoản tiền vay tín dụng dài hạn. Và doanh nghiệp sẽ phải trả chi phí sử dụng vốn chính là phần lãi vay ngân hàng. Để đảm bảo tỷ lệ vay nợ ngân hàng hợp lý, số tiền lãi trả ngân hàng hàng tháng không vượt quá 20% chi phí cố định và tổng nợ ngân hàng < 3 lần lợi nhuận ròng hàng năm công ty.

Và doanh nghiệp cũng luôn phải lưu ý đảm bảo nguồn cân đối tài chính, cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn. Điều quan trọng nhất là tài sản dài hạn cần được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn tương ứng.

Ví dụ: Một doanh nghiệp tài trợ cho một tài sản cố định khấu hao trong 6 năm bằng nguồn vốn đi vay ngân hàng trong 6 tháng. Như thế sẽ tiền ẩn rất nhiều rủi ro, dẫn đến mất khả năng thanh toán cho doanh nghiệp.

VỐN CHỦ SƠ HỮU : đại diện cho tổng giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Như: Vốn góp chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối, quỹ đầu tư phát triển…

3. CÁCH ĐỌC BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

cách đọc báo cáo tài chính

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là bản báo cáo cho biết công ty bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí và thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu từ đó biết được lãi hay lỗ như thế nào. Bản báo cáo này có thể thực hiện theo hàng quý hay hàng năm. Công thức chung của phần này là:

20

Báo cáo KQKD chia hoạt động của doanh nghiệp thành 3 mảng: Hoạt động kinh doanh chính , Hoạt động tài chính và Hoạt động khác.

3.1 Hoạt động kinh doanh.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Đây là doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi trừ các khoản giảm trừ doanh thu). Thông thường, đây là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu.

Giá vốn hàng bán: Thể hiện tất cả chi phí để làm ra hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp.

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần BH, CCDV – Giá vốn hàng bán. Để theo dõi lợi nhuận gộp doanh nghiệp cao hay thấp, người ta sử dụng tỷ lệ lợi nhuận gộp dưới dạng phần trăm:

Tỷ lệ lợi nhuận gộp = ( Lợi nhuận gộp/Doanh thu) * 100%

Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ lệ lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó. Để xây dựng một công ty thành công, bạn phải đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn mặt bằng chung trong nghành của mình.

3.2 Hoạt động tài chính

Doanh thu tài chính: có từ các nguồn như: lãi tiền gửi, lãi từ nhận đầu tư, lãi chênh lệch tỷ giá…

Chi phí tài chính: gồm có chi phí lãi vay, lỗ chênh lệch tỷ giá, dự phòng các khoản đầu tư tài chính,… phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận thuần + Doanh thu TC – Chi phí TC – Chi phí BH, QLDN

3.3 Hoạt động khác

Hoạt động này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp.

Thu nhập khác: có nguồn từ lãi thanh lý, nhượng bán tài sản hay được bồi thường hợp đồng…

Chi phí khác: Trái ngược với thu nhập khác, chi phí khác sẽ có nguồn từ lỗ thanh lý, nhượng bán tài sản, phải bồi thường vi phạm hợp đồng…

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

Lợi nhuận và nghĩa vụ thuế TNDN: Đây là số tiền bạn thật sự kiếm được sau khi trừ tất cả chi phí, kể cả thuế. Đây là lợi nhuận dùng để tái đầu tư vào kinh doanh và trả cổ tức.

Lợi nhuận ròng = Doanh thu- Giá vốn hàng bán – Chi phí cố định – Thuế

= >Mục tiêu của doanh nghiệp thành công là đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng ít nhất 20%/năm.

4. CÁCH ĐỌC BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

cách đọc báo cáo tài chính

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho ta biết vòng quay luân chuyển của vốn; khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp là nhanh hay chậm; thông qua tài khoản 511, 131, và 111 đồng thời chi tiết các khoản đầu tư tài chính của một doanh nghiệp do đó khi đọc báo cáo tài chính trong phần báo cáo lưu chuyển tiền tệ bạn cần xem dòng tiền kinh doanh trong kỳ có bị âm hay không, có ổn định không để từ đó xác định được khả năng đầu tư của doanh nghiệp, khả năng chi trả khoản nợ, khả năng quản lý các khoản phải thu.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: là dòng tiền phát sinh trong quá trình thanh toán cho nhà cung cấp, khách hàng, cho người lao động, chi trả lãi vay, và nộp các khoản thuế cho nhà nước… Đây là lượng tiền mặt mà bản thân doanh nghiệp làm ra, chứ không phải từ việc huy động thêm vốn đầu tư hay vay nợ.

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: bao gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra có liên quan đến hoạt động đầu tư, mua sắm, thanh lý… tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác.

Dòng tiền từ hoạt động tài chính sẽ liên quan đến việc tăng/giảm vốn chủ sở hữu (nhận vốn góp mới, thu từ phát hành cổ phiếu, trả cổ tức cho cổ đông…) và vay nợ (chi trả nợ gốc vay, hay vay nợ mới nhận được…)

Trên đây là hướng dẫn đọc báo cáo tài chính đơn giản; nhanh và chính xác nhất. Kế Toán Việt Hưng hy vọng đã giúp các bạn có thể hiểu được tình hình tài chính, kinh doanh và phát triển của một doanh nghiệp thông qua những con số trên báo cáo tài chính. Từ việc hiểu và nắm rõ cách đọc báo cáo tài chính; sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình hình thực tế kinh doanh lãi lỗ của doanh nghiệp mình; nếu bạn là chủ doanh nghiệp và đánh giá được thực trạng phát triển doanh nghiệp đối thủ hay để bạn xác định được đối tượng đầu tư hợp lý.

Để có thể hiểu rõ hơn và áp dụng thực tế vào doanh nghiệp, bạn có thể đăng ký 1 khóa học phân tích báo cáo tài chính tại Kế Toán Việt Hưng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...