Cách kiểm tra báo cáo tài chính cuối năm kịp thời sửa đổi – Báo cáo tài chính bao gồm các báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và dư nợ phải trả, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của các doanh nghiệp cho nhà đầu tư, cơ quan Thuế, cơ quan chức năng xem xét.
Thế nhưng, từ những nguyên nhân khách quan hay chủ quan khiến kế toán không kiểm tra lạ báo cáo tài chính, dẫn đến doanh nghiệp mắc phải những sai phạm về thuế. Sau đây Kế Toán Việt Hưng chia sẻ một số kỹ năng giúp kiểm tra nhanh báo cáo tài chính cuối năm để kịp thời sửa đổi trước khi in ra trình ký và nộp chính thức.1. Cập nhật quy định mới nhất của nhà nước về thời hạn nộp BCTC cuối năm
Theo quy định mới nhất tại Điều 80 của Thông tư số 133/2016/TT- BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài Chính hướng dẫn cụ thể về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thời hạn nộp báo cáo tài chính như sau:
– Đối với doanh nghiệp nhà nước
+ Thời hạn nộp BCTC quý là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Đối với công ty mẹ, tổng công ty nhà nước chậm nhất là 45 ngày.
+ Thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với các công ty mẹ, tổng công ty con thời hạn nộp báo cáo chậm nhất là 90 ngày.
+ Đơn vị kế toán trực thuộc tổng công ty nhà nước nộp BCTC năm cho công ty mẹ, tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, tổng công ty quy định.
– Đối với các doanh nghiệp khác
+ Đối với các đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp doanh thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày từ khi kết thúc kỳ kế toán năm.
+ Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 90 ngày.
+ Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
2. Cách kiểm tra báo cáo tài chính mới nhất cuối năm kịp thời sửa đổi
2.1 Cách kiểm tra báo cáo tài chính sổ nhật ký chung
– Rà soát các định khoản kế toán đã định khoản đối ứng nợ.
– Kiểm tra số tiền kết chuyển vào mỗi tháng đã đúng chưa, tổng phát sinh ở Nhật ký chung = Tổng phát sinh ở bản cân đối tài khoản.
2.2 Cách kiểm tra báo cáo tài chính bảng cân đối tài khoản
– Kiểm tra xem tất cả tài khoản trên bảng cân đối phát sinh có số dư đúng với bản chất của nó chưa?
– Tổng số dư nợ đầu kỳ = Số dư cuối kỳ trước kết chuyển sang.
– Tổng số nợ phát sinh trong kỳ = Tổng số phát sinh có trong kỳ và = Tổng phát sinh ở nhật ký chung
– Tổng số dư nợ cuối kỳ = Tổng số dư đang có cuối kỳ
– Nguyên tắc: Tổng phát sinh bên nợ sẽ được tính bằng tổng số phát sinh bên có.
2.3 Cách kiểm tra báo cáo tài chính tiền mặt – TK 111
– Vào sổ chi tiết tiền mặt kiểm tra và đảm bảo tiền mặt không bị âm tại bất cứ thời điểm nào.
– Kiểm tra số dư cuối kỳ phải khớp với biên bản kiểm kê tiền mặt tại ngày 31/12.
2.4 Cách kiểm tra báo cáo tài chính mới tiền gửi ngân hàng – TK 112
– Tài khoản không có số dư âm (dư bên có). Nếu có, bạn cần đối chiếu lại với sao kê của ngân hàng để tìm ra sai sót.
– Bạn kiểm xem doanh nghiệp mở bao nhiêu tài khoản ngân hàng, lấy toàn bộ sao kê và sổ phụ, số dư trên tài khoản này, phải bằng số dư cuối năm của tất cả các ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản. Bạn cũng cần đối chiếu từng tháng, xem có tháng nào sai lệch số dư không.
2.5 Kiểm tra thuế GTGT được khấu trừ – TK 133
– Tài khoản 133 được kết chuyển hàng tháng hoặc hàng quý. So sánh số phát sinh TK 133 với số liệu trên tờ khai thuế.
– Nếu bạn kê khai thuế đầu vào đúng theo tháng phát sinh, thì số thuế chuyển kỳ sau ở chỉ tiêu 43 và dư nợ TK 133 bằng nhau
– Nếu bạn kê khai thuế đầu vào không đúng theo tháng phát sinh thì số thuế trên chỉ tiêu 43 bao giờ cũng nhỏ hơn số dư nợ TK 133
2.6 Kiểm tra công nợ – TK 131 và TK 331
– Đối chiếu số dư của các tài khoản này với sổ chi tiết công nợ phải thu và công nợ phải trả và biên bản xác nhận công nợ tại thời điểm ngày 31/12.
2.7 Kiểm tra các khoản tạm ứng (TK 141)
– Tiến hành đối chiếu công nợ tạm ứng với nhân viên và đảm bảo công nợ giữa hai bên khớp nhau.
– Trích lập các khoản dự phòng tạm ứng đối với những trường hợp đã nghỉ việc và không đòi được.
2.8 Kiểm tra các tài khoản hàng tồn kho
– Tài khoản này không dư có. Bạn cần đối chiếu từng TK loại này với bảng kê xuất nhập tồn của từng tài khoản
Lưu ý :
– Không để kho âm. Nếu kho âm cần kiểm tra :
+ Hàng bán đã có đầu vào nhập kho chưa
+ Xuất kho có đúng số hàng tồn không
+ Hạch toán xuất nhập có chỗ nào sai sót không
– Kết chuyển giá vốn theo tháng hoặc cuối năm, nhưng đảm bảo hàng hóa, vật tư phải có trước khi xuất bán
– Nếu có thành phẩm hay dịch vụ, cần tính giá thành, giá vốn hàng bán
– Nếu công cụ dụng cụ xuất dùng thì không được để số dư ở TK 153
– Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hóa, vật tư thấp hơn giá thị trường tại thời điểm 31/12 thì trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
– Định mức tiêu hao vật tư đã thực hiện đúng chưa. Tính giá thành lưu ý tới các kh phân bổ và chi phí dở dang
2.9 Kiểm tra TSCĐ và hao mòn TSCĐ
– Lập bảng tính khấu hao tài sản cố định, thẻ tài sản cố định
– Đối chiếu bảng tính khấu hao TSCĐ với số phát sinh và số dư của TK 211, 213, 214
2.10 Kiểm tra tiền lương và các khỏan tính theo lương
– Tài khoản này không dư nợ, chỉ dư có khi doanh nghiệp trích lương dự phòng (mức trích dự phòng không quá 17% của lương thực hiện trong năm). Nếu quỹ lương âm, cần kiểm tra:
– Đã trích đủ lương chưa
– Có chi nhầm không
– Đã hạch toán các khoản phụ cấp cho người lao động như: ăn trưa, trang phục … chưa
– Đã trích đủ BHXH cho người lao động chưa (cả trích từ lương, và từ chi phí)
– Đã nộp đủ các khoản bảo hiểm cho người lao động chưa
2.11 Kiểm tra vốn chủ – TK 411, 421
– Tài khoản này luôn dư có. khi kiểm tra tài khoản này cần xem:
– Có thay đổi gì về vốn không, nếu thay đổi đã làm tờ khai bổ xung thuế môn bài cho năm sau chưa?
– Đã kết chuyển lợi nhuận của năm trước về 4211 chưa
– Đã hạch toán thuế TNDN chưa
– Lỗ của những năm trước có còn để chuyển lỗ vào thu nhập năm nay không
2.12 Kiểm tra TK 511- Doanh thu cung ứng hàng hóa và dịch vụ và TK 711Thu nhập khác
– Tài khoản này không có số dư. Bạn cần kiểm tra nhanh trong số phát sinh
– Xem lại các khoản doanh thu đã hạch toán đủ chưa. Phát sinh có của TK 511, 711 phải bằng với các chỉ tiêu: Hàng hóa dịch vụ bán ra trên tờ khai 01/GTGT của 12 tháng
– Còn những khoản thu nhập nào không phải xuất hóa đơn, không nằm trên tờ khai 01/GTGT đã hạch toán đủ chưa
– Thuế GTGT trực tiếp, thuế XK hạch toán vào bên Nợ TK 511
– Những khoản giảm trừ doanh thu đã hạch toán đủ chưa
2.13 Cách kiểm tra báo cáo tài chính giá vốn bán hàng – TK 632
– Kiểm tra giá vốn được trừ và giá vốn không được trừ khi xác định chi phí hợp lý
– Căn cứ để tính giá thành là gì? có vượt định mức cho phép không?
– Đã hạch toán, tập hợp, kết chuyển giá vốn chưa
2.14 Cách kiểm tra báo cáo tài chính mới các khoản chi phí (TK 641, 642, 811)
– Chi phí nào hợp lý? chi phí nào không hợp lý?
– Đã hạch toán, tập hợp, kết chuyển chi phí chưa?
*** Lưu ý: Các tài khoản chi phí không có số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.
2.15 Kiểm tra thuế TNDN hiện hành – TK 821
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Số phát sinh bên nợ của TK này sẽ bằng số thuế phải nộp trên tờ khai quyết toán thuế TNDN ( Chỉ tiêu E tờ khai 03/TNDN)
2.16 Kiểm tra xác định kết quả kinh doanh – TK 911
Tài khoản này không có số dư. Nếu bạn đã làm đúng được những tài khoản trên, thì tài khoản 911 sẽ không còn sai sót. Nếu TK này có số dư thì cần xem lại đã có TK nào kết chuyển sai.
XEM THÊM:
Cách thức lấy số liệu vào thiết lập báo cáo tài chính trên MISA
Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Lập kế hoạch & quy trình kết thúc KT
Trên đây kế toán Việt Hưng đã hướng dẫn các bạn cách kiểm tra chi tiết bảng cân đối số phát sinh và kiểm tra báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mong rằng với bài viết trên các bạn có thể kiểm tra báo cáo tài chính của một doanh nghiệp một cách nhanh và chính xác và sửa đổi kịp thời. Theo dõi website ketoanviethung.vn để cùng update những thông tin về kế toán một cách nhanh và chính xác nhất.
Kế Toán Việt Hưng đồng hành cùng bạn trên con đường làm kế toán giỏi!