Học kế toán doanh nghiệp là làm gì? Công việc & cơ hội phát triển

Học kế toán doanh nghiệp là làm gì | Kế toán doanh nghiệp là một trong những chuyên ngành đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, tìm hiểu. Kế toán không giống những vị trí làm việc khác, chuyên ngành này không trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, công ty, đơn vị những lại đóng góp không hề nhỏ trong quá trình hoạt động, cũng như phát triển của tổ chức. Chúng ta thường hay suy nghĩ đơn giản kế toán chỉ cần tính toán với các con số, nhưng bạn nên nhớ công việc này luôn đòi hỏi quy trình làm rất tỉ mỉ, cẩn thận, khắt khe, đòi hỏi người làm phải có trình độ về chuyên môn mới có thể làm được. Bài viết này, Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng sẽ giúp bạn hiểu hơn về chuyên ngành kế toán doanh nghiệp? Công việc và cơ hội để có thể phát triển được từ chuyên ngành này.

1. Kế toán doanh nghiệp là gì ?

Kế toán doanh nghiệp được biết là công việc rất quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ cao. Người làm nhiệm vụ cần phải thu thập, xử lý, phân tích, cung cấp những thông tin về tài chính – kinh tế dưới hình thức là hiện vật, giá trị, thời gian lao động.

Đối với vai trò trong hoạt động lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng, thường được phân thành 2 mảng chính là: kế toán thuế và Kế toán nội bộ.

– Kế toán thuế: sẽ chịu trách nhiệm giúp cho doanh nghiệp vận hành theo đúng với quy định, chế tài của Pháp luật sở tại ban hành. Đây cũng được đánh giá là bộ phận đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với Nhà nước. Tiếp cận được nhanh chóng, kịp thời, chính xác với những chính sách, ưu đãi của Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp.

– Kế toán nội bộ hay là kế toán quản trị: được xem là bộ phận có trách nhiệp tập hợp những phát sinh ngay trong thời điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra số liệu chính xác nhất đối với quá trình hoạt động chính của doanh nghiệp.

2. Những thành phần chính đối với kế toán doanh nghiệp

Theo quy định của Pháp luật sở tại Việt Nam ban hành, kế toán doanh nghiệp bao gồm 4 thành phần chính trong đó có:

– Kế toán: kế toán nguyên vật liệu, sản phẩm, kế toán hàng hóa, kế toán chi phí, hạch toán giá thành.

– Giao dịch là có sự giao dịch về tiền gửi, tiền mặt, hay tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và giao dịch về ngoại tệ.

– Hạch toán với khách hàng, đối tác, hạch toán về ngân sách, hạch toán tiền lương, hạch toán người nhận tạm ứng.

học kế toán doanh nghiệp là làm gì
Học kế toán doanh nghiệp là làm gì? – 14 vị trí hot nhất kế toán đang chờ bạn

3. Phương pháp hạch toán kế toán doanh nghiệp

– Phương pháp với chứng từ kế toán: Đây là phương pháp đầu tiên được sử dụng ngay trong hệ thống phương pháp hạch toán của kế toán. Phương pháp này chính là sử dụng nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo đúng địa điểm hay thời gian có phát sinh về nghiệp vụ kinh tế. Mục đích chính của hình thức này chính là cung cấp kịp thời những thông tin cho các cấp quản lý, làm cơ sở pháp lý để ghi sổ kế toán.

– Phương pháp tài khoản kế toán: Đây là một trong những phương pháp đặc thù trong chuyên ngành kế toán. Đối với phương pháp này, doanh nghiệp được phân loại đối tượng kế toán để có thể theo dõi, phản ánh đúng biến động hoạt động kinh tế của đơn vị mình phục vụ cho công tác Kế toán, quản lý.

– Phương pháp tính giá: Phương pháp này được sử dụng với thước đo tiền tệ, dùng để đo lường giá trị của đối tượng kế tượng theo đúng nguyên tắc.

– Phương pháp cân đối kế toán: mục đích dùng phương pháp này chính là tổng hợp những số liệu từ tài khoản kế toán, nhằm phục vụ công tác kế toán – quản lý. Và cũng thông qua phương pháp này, chủ quản lý doanh nghiệp có thể nhìn thấy được tình hình tài chính, hiệu quả dùng vốn trong hoạt động sản xuất doanh nghiệp.

4. Vai trò của Kế toán doanh nghiệp là gì?

Đối với doanh nghiệp, kế toán không thể nào thiếu được, bởi vì bộ phận nay sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ cho việc quản lý, giám sát thật chặt chẽ những hoạt động về kinh tế tài chính của doanh nghiệp.

Kế toán cũng là bộ phận đóng vai trò cung cấp những thông tin kịp thời, trung thực, đầy đủ, công khai và minh bạch nhất, đáp ứngđược những yêu cầu của doanh nghiệp đề ra các kế hoạch, quyết định về hoạt động kinh doanh, cũng như trong việc thanh tra, kiểm tra của Cơ quan nhà nước.

XEM THÊM:

Khóa học kế toán cho người chưa biết gì

Khoá học kế toán sản xuất online

Khóa học kế toán xây dựng online

Khóa học kế toán tổng hợp vận tải online

5. Công việc sau khi học kế toán doanh nghiệp là làm gì?

Kế toán doanh nghiệp sẽ có những nhiệm vụ cơ bản như sau:

– Thu thập những chứng từ phát sinh ngay trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Kiểm tra tính hợp lệ của những chứng từ phát sinh đó, sau đó thực hiện việc xử lý, tính toán, đối chiếu và ghi nhận. khi đã hoàn tất các bước đó, kế toán bắt đầu hạch toán bút toán, công nợ theo đúng nghiệp vụ, cũng như chi trả, thu hồi tiền cho doanh nghiệp.

– Tất cả những chứng từ phát sinh sau khi đã kiểm tra và hạch toán, in ấn, trình lên ký thì phải được sắp xếp một cách khoa học, lưu trữ thật cẩn thận, tuân thủ đúng với nguyên tắc kế toán, quy định của Cơ quan Thuế.

– Kế toán cũng phải chịu trách nhiệm lập những báo cáo quản trị, báo cáo tài chính theo đúng định kỳ hay yêu cầu của lãnh đạo trong doanh nghiệp, nhằm mục đích phục vụ quá trình lên kế hoạch hay đưa ra những quyết định, theo, giám sát được tình hình hoạt động của chính đơn vị mình.

– Mỗi định kỳ (tháng, quý, năm) kế toán còn phải tiến hành kê khai, lập những báo cáo thuế, báo cáo kế toán để nộp lên Cơ quan Thuế, sau đó tiến hành nộp thuế vào ngân sách của Nhà nước theo đúng thời gian đã được Bộ tài chính ban hành.

@ketoanviethung

Con đường sự nghiệp của bạn sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết bí kíp này #ketoanviethung #ketoan #ketoanthucte #kienthucketoan #hocketoanonline #thunhap #kynang #learnontiktok #GiangSinh2022 #xuhuong2022

♬ Ghibli system. A sad and beautiful ballad(87172) – 朝木春美千

6. Thực tế học kế toán doanh nghiệp là làm gì với quy trình trong công ty sản xuất 

Kế toán doanh nghiệp sẽ làm việc đúng theo quy trình như sau:

(1) Tổng hợp những nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Kế toán cần phải tập hợp đầy đủ những phát sinh liên quan đến chi phí, doanh thu phát sinh ngay trong kỳ kế toán để có thể báo cáo với lãnh đạo, đồng thời kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý của những chứng từ kế toán trước khi hạch toán bút toán vào sổ.

(2) Lập chứng từ gốc

Chứng từ gốc chính là chứng từ được lập trực tiếp khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bao gồm: hóa đơn, phiếu xuất nhập vật liệu, lệnh thu chi,….

Công tác để lập chứng từ gốc sẽ phải dựa vào những chứng từ được tổng hợp để có thể xây dựng bộ hồ sơ kế toán hoàn chỉnh nhất.

(3) Ghi sổ kế toán

Khi đã căn cứ được chứng từ gốc, thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu, lúc này kế toán cần tiến hành hạch toán những bút toán theo đúng với nguyên tắc kế toán hiện hành. Đối với phần này, kế toán cần phải làm thật cẩn thận vì sẽ có ảnh hưởng lớn đến số liệu đưa vào báo cáo.

(4) Lập bảng cân đối phát sinh

Bảng cân đối là báo cáo tổng hợp về số dư đầu kỳ, số phát sinh, số dư cuối kỳ của những tài khoản trong kỳ kế toán doanh nghiệp.

Và khi thông qua bảng cân đối phát sinh này, lãnh đạo sẽ biết được tình hình tăng giảm của tài sản, nguồn vốn trong kỳ.

(5) Lập báo cáo tài chính, quyết toán Thuế

Theo kỳ quy định từ Cơ quan Thuế, kế toán sẽ lập tờ khai thuế, quyết toán Thuế, báo cáo tài chính theo mẫu được ban hành để cung cấp những số liệu kế toán, nhằm mục đích phục vụ công tác quản lý của Cơ quan Thuế và nhu cầu lên kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

7. Cơ hội phát triển việc làm của chuyên ngành kế toán doanh nghiệp

– Theo thống kê từ trước đến nay, kế toán là một trong những ngành nghề có sức hút rất lớn, không những vậy đây cũng là nghề có nhu cầu lao động cao ở trên thị thị trường tuyển dụng, bởi lượng doanh nghiệp ở nước ta đang chiếm ưu thế lớn.

– Bên cạnh đó, mức thu nhập bình quân của chuyên ngành này với sinh viên mới ra trường cũng rơi vào tầm khoảng 7 – 9 triệu đồng/ tháng.

học kế toán doanh nghiệp là làm gì 3
Học kế toán doanh nghiệp là làm gì? Mức lương tham khảo các vị trí kế toán

* Thông tin chúng tôi cung cấp trên cho bạn chắc chắn mang ý nghĩa tích cực đối với những bạn học viên còn đang phân vân không biết lựa chọn con đường sự nghiệp nào cho bản thân ở tương lai.

– Và không chỉ dừng lại ở đó, khi bạn đã tích lũy cho bản thân mình được vốn kỹ năng, kiến thức chuyên môn cao trong chuyên ngành kế toán, bạn cũng có thể đạt được những vị trí quan trọng ở bộ máy làm việc của doanh nghiệp.

→ Kế toán là ngành nghề đem đến cơ hội làm việc rất lớn tại Việt Nam.

8. Những điều bạn cần biết về kế toán doanh nghiệp

Muốn trở thành được một kế toán viên, bạn phải biết những điều cơ bản sau:

– Kiến thức về nghiệp vụ, chuyên môn kế toán thật tốt: đây là một trong những nghề đòi hỏi độ chính xác cao, sự tỉ mỉ, cẩn thận, cùng với nguyên tắc ràng buộc bởi quy định của Pháp luật. Chính vì vậy, muốn trở thành kế toán giỏi, chắc chắn phải nắm thật kỹ chuyên môn, tránh xảy ra các sai sót không đáng có.

– Luôn có tinh thần chủ động trong việc học hỏi chuyên môn, cập nhật tất cả những thông tin về quy định mới của Pháp Luật: bởi vì lĩnh vực kế toán liên quan đến Pháp luật rất nhiều nên bắt buộc kế toán viên phải tìm hiểu, trau dồi những thông tư, nghị định mới do Chính phủ ban hành.

– Phải có khả năng tư duy, lập luận tốt: tính chất của công việc kế toán doanh nghiệp luôn gắn liền với những con số, bạn phải học được cách phân tích, tư duy thật tốt giúp cho quá trình làm việc của mình chính xác, hiệu quả hơn.

– Trình độ ngoại ngữ và tin học văn phòng thật cao: đây được xem là một trong những kỹ năng cơ bản nhất của một kế toán viên cần có. Bởi vì công việc kế toán chủ yếu đều dựa vào công cụ, phần mềm.

– Kỹ năng giao tiếp tốt: kế toán phải thường xuyên làm báo cáo, thuyết trình cùng ban lãnh đạo nên kỹ năng giao tiếp là yếu tố rất quan trọng, và đây cũng được xem như là yếu tố cải thiện các mối quan hệ ở trong công ty.

– Luôn trung thực, có trách nhiệm, cẩn thận: đối với kế toán, luôn phải có sự trung thực, tỉ mỉ và cẩn thận mới có thể hoàn thành tốt công việc được giao.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

học kế toán doanh nghiệp là làm gì
Hỏi đáp học kế toán doanh nghiệp là làm gì

Bài viết của Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng đã giúp các bạn có thể hiểu được thêm về chuyên ngành này, biết được cơ hội cũng như hướng phát triển của con đường sự nghiệp kế toán. Hãy nhanh tay đăng ký những khóa học kế toán tại Việt Hưng để có thể trở thành một kế toán viên đầy kinh nghiệm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *