Hóa đơn đỏ là gì? Thực trạng mua bán hóa đơn đỏ & rủi ro khi mua hóa đơn khống

Làm kế toán chắc hẳn bạn đều biết đến thuật ngữ chuyên môn “hóa đơn đỏ”. Vậy, hóa đơn đỏ là gì, tại sao diễn ra tình trạng mua hóa đơn đỏ cho doanh nghiệp? Rủi ro khi mua hóa đơn khống? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây mà kế toán Việt Hưng  muốn chia sẻ cho bạn đọc.

hóa đơn đỏ là gì

1. Hóa đơn đỏ là gì? 

Hóa đơn đỏ là một loại chứng từ thể hiện giá trị hàng bán hoặc giá trị dịch vụ cung cấp cho người mua.

Trên đó thể hiện đầy đủ thông tin người bán và người mua (tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ).

Giá trị hàng bán bao gồm cả tiền thuế GTGT được khấu trừ.

Khi bên bán xuất hóa đơn sẽ có 3 liên khác nhau.

Trong đó, liên hóa đơn giao cho khách hàng thường là màu đỏ hoặc hồng nên hóa đơn GTGT còn được gọi là hóa đơn đỏ.

Hiểu một cách đơn giản, số tiền thuế GTGT ghi trên liên đỏ hóa đơn khi mua hàng hóa – dịch vụ được gọi là thuế GTGT đầu vào.

Còn thuế GTGT đầu ra là số tiền thuế ghi trên liên xanh hoặc liên tím khi bán hàng hóa – dịch vụ cho khách hàng.

Trong một tháng, nếu thuế GTGT đầu vào lớn hơn tổng thuế đầu ra – doanh nghiệp sẽ được nhà nước khấu trừ hoặc hoàn mức tiền thuế chênh lệch.

Ngược lại, doanh nghiệp sẽ phải nộp phần thuế chênh lệch cho ngân sách nhà nước.

Hóa đơn đỏ có những giá trị về mặt pháp lý.

Được Bộ tài chính phát hành hay cho phép các cơ sở Đặt in hóa đơn ban hành và được khấu trừ thuế Gía trị gia tăng đầu vào.

Tại sao cần phải có hóa đơn đỏ?

  • Người mua hàng cần có hóa đơn đỏ để về làm thanh toán tại đơn vị mình.
  • Người bán khi xuất hóa đơn đỏ cũng là bước ghi nhận doanh thu bán hàng.
  • Đầu ra của bên này sẽ là đầu vào của bên kia.
  • Giá trị được thể hiện trên hóa đơn đỏ bao gồm giá trị hàng hóa chưa thuế GTGT, phần thuế suất và tiền thuế GTGT được khấu trừ.
  • Kế toán căn cứ vào hóa đơn đỏ để hạch toán sổ sách và theo dõi giá trị hàng hóa, công nợ, theo dõi tiền thuế GTGT được khấu trừ hay phải đóng cho nhà nước.

2. Thực trạng mua hóa đơn đỏ hiện nay

Cách viết hóa đơn

Nhiều doanh nghiệp hiện nay thực hiện việc mua hóa đơn đỏ để “bù trừ”, cân đối giữa thuế GTGT đầu ra và đầu vào

-> để hạn chế số tiền thuế GTGT phải nộp cho cơ quan nhà nước.

Qua đó làm chứng từ ghi nhận chi phí tính thuế, giảm số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp cần nộp trong năm.

Tình trạng mua hóa đơn đỏ này đặc biệt xảy ra chủ yếu tại các doanh nghiệp quy mô nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực: vận tải, thi công, xây lắp, thương mại…

Theo quy định của pháp luật, việc mua – bán hóa đơn GTGT khống là hành vi vi phạm pháp luật và bên mua sẽ chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn.

3. Những rủi ro khi mua hóa đơn khống

  • Bên bán hóa đơn giao cho bên mua liên hóa đơn đỏ (liên 2) nhưng giá trị giữa các liên hóa đơn có thể khác nhau.
  • Với hóa đơn giá trị trên 20 triệu, bên mua buộc phải chuyển khoản cho bên bán. Khi đó, bên bán sẽ trừ chi phí – rút tiền mặt để trả lại bên mua.

Các  giao dịch kiểu này của bên bán thường được cơ quan thuế kiểm soát khá chặt nên nguy cơ bị phát giác là rất cao.

  • Bên bán hóa đơn khống hoàn toàn có thể bị cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện sai phạm…

Khi đó chắc chắn bên mua hóa đơn cũng không tránh khỏi liên lụy, tội nặng có thể bị truy tố hình sự.

  • Các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyên bán hóa đơn khống nhưng chưa đủ căn cứ để xử phạt thường bị cơ quan thuế “chú ý đặc biệt”.
  • Doanh nghiệp mua hóa đơn không giải trình được tính “thật”, “hợp lý” của hóa đơn GTGT đầu vào có được từ việc mua khống vẫn sẽ bị xuất toán, phạt hành chính – thậm chí là bị điều tra hình sự.

LƯU Ý

Khi xuất hóa đơn đỏ cần lưu ý:

  • Người viết sẽ kẹp 3 liên viết cùng một lúc, nội dung các liên phải đồng nhất với nhau.

>Tuyệt đối không được tách từng liên hóa đơn ra viết riêng.

  • Thông tin người mua hàng cần được ghi đầy đủ và chính xác.
  • Nội dung trên hóa đơn không được sửa, tẩy xóa, phải dùng cùng một loại mực.
  • Nội dung để viết liên tục, không ngắt quãng, không được viết đè chữ lên nhau. Và gạch chéo phần còn trống.
  • Số hóa đơn phải được lập liên tục theo thứ tứ từ số nhỏ đến số lớn.
  • Ngày tháng năm ghi vào thời điểm phát sinh giao dịch mua bán. Hoặc sau khi hoàn thành dịch vụ cung cấp cho người mua.
  • Hình thức thanh toán: tiền mặt/ chuyển khoản.

Kế toán viên làm việc thường xuyên phải xuất hóa đơn và thu hóa đơn đầu vào. Nếu không xử lý khéo léo hóa đơn đỏ sẽ dẫn tới doanh nghiệp chịu mức thuế cao hoặc bị xử phạt nếu phát hiện mua hóa đơn khống. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...