Chi tiết phương cách tính bảo hiểm xã hội năm 2019

Bạn tham gia bảo hiểm xã hội và nắm rõ thủ tục đăng ký tham gia và các quyền lợi được hưởng. Vậy, cách tính bảo hiểm xã hội khi rút tiền bảo hiểm sau một thời gian dài tham gia như thế nào? Làm sao để tính chính xác được mức hưởng sau mỗi giai đoạn có sự thay đổi về luật? Bài viết dưới đây kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn chi tiết bạn đọc nhé.

 

cách tính bảo hiểm xã hội
Cách tính bảo hiểm xã hội

Cơ sở pháp lý

  • Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
  • Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
  • Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
  • Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

1. Điều kiện hưởng BHXH 1 lần

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, NTG đủ điều kiện hưởng BHXH 1 lần trong các trường hợp sau:

  • Người tham gia chưa đủ tuổi nghỉ hưu, chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Và sau 01 năm ngừng tham gia BHXH có nhu cầu hưởng BHXH 1 lần
  • Người tham gia đủ tuổi nghỉ hưu; chưa đủ 20 năm tham gia BHXH theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 54 Luật BHXH. Và chưa đủ 15 năm tham gia BHXH đối với lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách tại xã, phường, thị trần theo Khoản 3 Điều 54 Luật BHXH.
  • Ra nước ngoài để định cư
  • Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y Tế

2. Cách tính hưởng BHXH 1 lần 

Theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức hưởng BHXH 1 lần cụ thể như sau:

  • Mức hưởng trước năm 2014 = Hệ số 1,5 * Mbqtl trong những năm đóng trước năm 2014;
  • Mức hưởng sau năm 2014 = Hệ số 2 * Mbqtl trong những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

Cách tình hưởng trợ cấp BHXH 1 lần được tính theo số năm tham gia BHXH.

Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)

Trong đó: Mbqtl: Mức lương bình quân tháng

bảo hiểm xã hội

 

 Lưu ý:

  • Trường hợp chưa đóng đủ 1 năm thì mức hưởng bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương.
  • Thời gian tham gia BHXH lẻ: từ 1-6 tháng tính ½ năm; từ 7-11 tháng tính 1 năm.
  • Mức hưởng BHXH một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (Trừ trường hợp bị bệnh hiểm nghèo)

VÍ DỤ

Bà Hoàng Thu Quỳnh 36 tuổi có thời gian tham gia BHXH tại EFY Việt Nam từ tháng 10/2016 đến tháng 04/2018 như sau:

Từ tháng 10/2016 – 12/2016: mức lương 4.000.000đ.

Từ tháng 01/2017 – 03/2018: mức lương 4.500.000đ.

Tháng 04/2018: mức lương 5.278.000đ.

Bà Quỳnh có thời gian tham gia BHXH là 1 năm 6 tháng và chưa đủ tuổi hưởng lương hưu và có nguyện vọng hưởng trợ cấp BHXH 1 lần => Thời gian đủ điều kiện nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần từ tháng 03/2019.

Mức hưởng BHXH 1 lần như sau:

Thời gian tham gia BHXH của bà Quỳnh sau ngày 01/01/2014  và có thời gian đóng BHXH là 1 năm 6 tháng (1,5 năm).

 => Mức lương bình quân:

                                                           image 20190313091521 2 

                                                          = 4.638.778 (đ/th)

=>Trợ cấp BHXH 1 lần:

= {(1,5 x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)} x Mbqtl

= 0 + (2 x 1,5 năm x Mbqtl)

= 2 x 1,5 x 4.638.778 = 13.916.334 (đ)

3. Quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH

Bảng 1: Dành cho đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

NămTrước  1995199519961997199819992000200120022003200420052006
Mức điều chỉnh4,724,013,793,673,413,263,323,333,203,102,882,662,47
Năm2007200820092010201120122013201420152016201720182019
Mức điều chỉnh2,281,861,741,591,341,231,151,111,101,071,041,001,00

Bảng 2: Dành cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

Năm200820092010201120122013201420152016201720182019
Mức điều chỉnh1,861,741,591,341,231,151,111,101,071,041,001,00

4. Hồ sơ hưởng BHXH

  • Sổ BHXH.
  • Đơn đề nghị hưởng Trợ cấp BHXH 1 lần (mẫu 14 – HSB)
  • CMTND và sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để đối chiếu.

Đối với người ra nước ngoài để định cư có thêm một trong các giấy tờ sau:

  • Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;
  • Bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng của một trong các giấy tờ sau đây:
  • Hộ chiếu do nước ngoài cấp
  • Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
  • Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp

Trích sao hồ sơ bệnh án thể hiện người lao động đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Thời gian giải quyết hồ sơ

  • Cơ quan BHXH giải quyết trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo đúng quy định.

Hy vọng bài viết trên mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hướng dẫn người lao động hoàn thành hồ sơ khi muốn lĩnh bảo hiểm, tránh tình trạng phải lên cơ quan chức năng nhiều lần do thiếu sót về giấy tờ. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *