Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ
Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ được xác định theo 2 cách khác nhau: chế độ kế toán và quy định của luật thuế. Để các bạn hiểu rõ vấn đề chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về từng trường hợp cụ thể
1. Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ theo quy định của pháp luật thuế
Thông tư 96/2015/TT-BTC tại Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định. Thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.”
Căn cứ theo quy định trên, thì:
Doanh nghiệp tự xác định thời gian phân bổ công cụ, dụng cụ cho phù hợp.
Thời gian để phân bổ chi phí công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh tối đa không quá 3 năm.
2. Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ theo chế độ kế toán.
2.1. Thông tư 200/2014/TT-BTC tại Điều 47 quy định về nguyên tắc hạch toán tài khoản 242 chi phí trả trước như sau:
“c) Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD từng kỳ kế toán phải căn cứ vào tính chất. Mức độ từng loại chi phí để lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý.
d) Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước. Theo từng kỳ hạn trả trước đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ kế toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí.”
2.2. Theo Chuẩn mực số 01 chuẩn mực chung tại đoạn số 06 quy định về nguyên tắc phù hợp như sau:
“Phù hợp 06.
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu. Thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước. Hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.”
2.3. Căn cứ theo quy định trên:
Doanh nghiệp lựa chọn thời gian phân bổ công cụ dụng cụ cho phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
Căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của CCDC và doanh thu tương ứng trong kỳ để xác định chi phí phân bổ của CCDC
Căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chọn thời gian và tỷ lệ phân bổ chi phí CCDC cho phù hợp
3. Hạch toán công cụ dụng cụ
Theo thông tư 123/2012/TT-BTC có hiệu lực ngày 10/9/2012. Và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2012 trở đi. Thì đối với giá trị tài sản thuộc quyền sử dụng của công ty có giá trị nhỏ hơn 30 triệu. Sẽ được coi là công cụ dụng cụ (CCDC) và được phép tiến hành phân bổ tối đa 36 tháng kể từ tháng đưa vào sử dụng.
Việc hạch toán công cụ dụng cụ. Các bạn có thể xem toàn bộ tại đây: Cách hạch toán công cụ dụng cụ
Nguồn: ST