Để làm được tốt được công việc kế toán trong lĩnh vực xây dựng, ngoài những kiến thức cơ bản về kế toán chung thì bạn cần phải bổ sung các kỹ năng cần thiết chuyên biệt cho lĩnh vực này, như bóc tách chi phí nguyên vật liệu (NVL), lập, theo dõi bảng lương nhân công, tập hợp, phân bổ chi phí giá thành… Trong bài viết này, Lamketoan.vn sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về kế toán xây dựng và cung cấp cho bạn bộ tài liệu về các nghiệp vụ cho bạn tự học về lĩnh vực này.
Trước khi đến với bộ nghiệp vụ kế toán xây dựng cho các bạn tự học, lamketoan sẽ liệt kê qua các công việc cần làm của một kế toán viên xây dựng để các bạn có thể hiểu rõ hơn:
– Hạch toán chi phí dựa vào các các dự toán đã trúng thầu, khối lượng tham gia thầu công trình.
– Nắm chắc và quản lý từng hợp đồng xây dựng, đưa chi phí nguyên vật liệu theo định mức quy định
– Theo dõi và nắm bắt được định mức chi phí, để khi xuất vật tư phải cân đối với dự toán đề ra.
– Có chính sách giá phù hợp với địa điểm của mỗi công trình
– Ghi chép, lưu trữ, tập hợp lại chi phí của từng công trình, đưa ra đề xuất điều chỉnh giá cho hợp lý
– Kiểm soát theo dõi tiến độ từng công trình, theo dõi nguyên vật liệu dở dang để quyết toán giá trị công trình.
– Kiểm kê, bàn giao khối lượng công trình đã hoàn thành
– Lập quỹ dự phòng, bảo hành công trình
– Thiết lập báo cáo thuế theo từng tháng và báo cáo tài chính cuối năm.
Các bạn có thể xem thêm: Các công việc quan trọng mà kế toán xây dựng cần biết
Với bộ tài liệu về nghiệp vụ kế toán xây dựng này, bao gồm:
- Số dư đầu kỳ để lên báo cáo tài chính.
- Hạch toán chi tiết trên sổ nhật ký chung.
- Bảng cân đối phát sinh được lên từ nhật ký chung và số dư đầu kỳ.
- Bảng cân đối kế toán được lên từ nhật ký chung.
- Thẻ tính giá thành sản phẩm cho từng công trình.
Xem thêm: Cách hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong xây dựng cơ bản
Những lưu ý khi làm kế toán xây dựng:
– Khi đã trúng thầu công trình tham gia thầu, đã có giá trị, khối lượng tham gia thầu công trình, kế toán dựa vào dự toán đã trúng thầu tiến hành bóc tách chi phí để hạch toán.
(Tại sao trong xây dựng kế toán lại phải bóc tách chi phí. Bóc tách chi phí nhằm mục đích hiểu rõ được chi phí trong dự toán để hạch toán đúng).
– Mỗi một công trình, hạng mục đi kèm có một dự toán riêng. Từ đó tách chi phí cho từng công trình, điểm khác biệt với hạch toán trong thương mại là chi phí của công trình nào thì kế toán phải tập hợp nó vào giá trị công trình đó. Tập hợp các loại chi phí cấu thành nên giá thầu công trình bằng hoặc gần bằng giá trên bản dự toán do bộ phận kỹ thuật cung cấp.Dựa vào chi phí đó để kế toán xác định xem lượng hoá đơn đưa vào hạch toán cho công trình đó có tương đương không?
– Do đặc điểm của kế toán xây dựng là khi xây dựng công trình phụ thuộc vào địa điểm xây dựng nên giá xây dựng mỗi nơi một khác nhau do đó kế toán xây dựng phải biết áp dụng đúng giá cho mỗi công trình ở mỗi tỉnh là khác nhau.
– Công trình xây dựng thường kéo dài qua nhiều kỳ kế toán nên khi tập hợp chi phí phải theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho từng công trình.
– Khi xuất vật tư phải phù hợp với định mức theo dự toán từng công trình .
– Thường xuyên cập nhật các văn bản của nhà nước liên quan đến lĩnh vực xây dựng như: Giá đất đền bù, định mức chi phí, định mức tiêu hao NVL…
– Công trình hoàn thành phải có biên bản nghiệm thu từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình.
– Cuối cùng là xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu cho công trình hoàn thành.
Như vậy các bạn đã cùng lamketoan.vn điểm qua các công việc của kế toán xây dựng và khái quát bộ tài liệu tự học nghiệp vụ kế toán xây dựng. Các bạn có thể xem tham khảo và áp dụng thực tiễn vào công việc của mình.
Download toàn bộ tài liệu nghiệp vụ kế toán xây dựng tự học.
Download tại đây
Các bạn đừng quên bấm nút share Facebook ngay bên cạnh để ủng hộ Lamketoan.vn nhé.
Nguồn: sưu tầm và biên soạn