Khi loại hình kinh doanh homestay phát triển, kéo theo đó các doanh nghiệp sẽ cần một kế toán dịch vụ homestay để quản lý các công việc giúp vận hành doanh nghiệp hiệu quả. Vậy bạn đã biết đảm nhận vị trí này cần làm những gì chưa? Kế Toán Việt Hưng xin chia sẻ các công việc cần làm của kế toán loại hình này trong bài viết dưới đây.
Kế toán dịch vụ homestay cần làm những gì?
1. Xử lý số dư đầu kỳ
– Với công ty có phát sinh số dư:
+ Khai báo các mã kho, vật tư, thành phẩm các danh mục phòng ban, tài khoản ngân hàng
+ Cập nhật báo cáo tồn kho hàng hóa, kho nguyên vật liệu
+ Tạo các mã thành phẩm, đối tượng tập hợp chi phí Như dịch vụ ăn uống, dịch vụ phòng nghỉ trong Homestay.
+ Tạo các mã dịch vụ phòng nghỉ cho mảng homestay.
+ Xử lý báo cáo phân bổ CCDC cuối kỳ trước chuyển sang kỳ này
+ Xử lý báo cáo khấu hao TSCĐ cuối kỳ trước chuyển sang kỳ này
+ Nhập số dư tất cả các tài khoản cuối năm trước chuyển sang năm hiện tại
– Với doanh nghiệp mới thành lập kế toán dịch vụ homestay cần:
+ Làm các thủ tục ban đầu khi công ty mới thành lập
+ Nộp các loại thuế ban đầu tranh sai sót nộp phạt.
2. Xử lý phát sinh trong kỳ cho DN về dịch vụ homestay
2.1 Về doanh thu phát sinh trong doanh nghiệp về dịch vụ homestay
Doanh thu có 2 loại: Một là doanh thu bên mảng cho thuê phòng dịch vụ, và hai là doanh thu bên mảng đồ ăn, uống cho khách:
– Tạo mã dịch vụ doanh thu dịch vụ
– Dịch vụ cho thuê xe máy nếu có (nội bộ)
– Tạo mã đối tượng món ăn uống, đồ uống
– Hạch toán doanh thu chi tiết dịch vụ phòng nghỉ
– Hạch toán daonh thu chi tiết của Đồ ăn, đồ uống
– Đối chiếu doanh thu chi tiết của từng loại – Đưa ra báo cáo tổng hợp doanh thu dịch vụ và doanh thu đồ ăn, đồ uống
2.2 Về nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ trong khóa học
– Tạo mã NVL, hạch toán mua NVL nhập kho, NVL xuất thẳng cho các thành phẩm chế biến cho khách
– Xuất NVL cho từng thành phẩm
– Tạo mã hàng hóa, mua hàng hóa nhập kho, xuất hàng hóa cho khách; Hàng hóa trong loại hình dịch vụ này gồm: Nước lọc, bia, nước ngọt…
– Xử lý các hóa đơn về tiền điện, tiền nước, tiền chi phí khác phát sinh (Có hóa đơn, không có hóa đơn)
2.3 Về Công cụ dụng cụ
+ Hạch toán các hóa đơn chi phí phân bổ tính vào giá thành của dịch vụ phòng nghỉ
+ Hạch toán các hóa đơn mua mới CCDC như: Giường, tủ, điều hòa, các loại máy móc… và các loại đồ dùng như: Lược, bàn chải… vào chi phí sao cho nó hợp lý và phân bổ CCDC tính vào giá thành của mảng dịch vụ tiền phòng nghỉ.
+ Hạch toán các hóa đơn mua mới TSCĐ và khấu hao TSCĐ tính vào giá thành của mảng dịch vụ tiền phòng nghỉ.
+ Hạch toán doanh thu dịch vụ phòng nghỉ.
+ Hạch toán chế biến các món ăn sáng miễn phí cho khách tại bộ phận này.
+ Tính toán, phân bổ, hướng dẫn quy trình tính giá thành cho mảng phòng nghỉ.
2.4 Về Tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản
– Kế toán dịch vụ homestay cần biết hạch toán cách chi phí xây dựng cơ bản dở dang ban đầu theo từng đợt hoàn thiện
– Hạch toán ghi nhận chi phí xây dựng cơ bản dở dang sang chi phí TSCĐ
– Tính và trích khấu hao TSCĐ đúng luật quy định
– Đối chiếu các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ.
– Hướng dẫn các nghiệp vụ thanh lý TSCĐ.
2.5 Các bước xử lý tổng hợp
+ Phân bổ chi phí chung cho cả hai mảng theo tỷ lệ phần trăm(%) cho hóa đơn phòng nghỉ và hóa đơn ăn uống riêng theo yêu cầu của khách.
+ Phân bổ tỷ lệ khấu hao TSCĐ và CCDC
+ Tính giá thành Cho dịch vụ và cho Thành phẩm chế biến món ăn cho khách
+ Cân đối doanh thu – giá vốn của mảng dịch vụ phòng nghỉ, xem xét tính hợp lý của các chỉ tiêu này.
+ Cân đối doanh thu – giá vốn của mảng dịch vụ thành phẩm món ăn cho khách
+ Biết cách nhìn nhận dữ liệu tổng hợp trên BCTC sao cho phù hợp và cách điều chỉnh số liệu.
2.6 Về thuế GTGT
– Lập tờ khai thuế GTGT: Hướng dẫn cách điều chỉnh thuế GTGT khi làm sai sót; Sửa lỗi HTKK khi xử lý công việc thực tế.
2.7 Về thuế TNCN
– Đăng ký MST cá nhân
– Lập tờ khai quyết toán thuế TNCN
– Làm các thủ tục liên quan đến thuế TNCN
– Tính thuế TNCN
2.8 Về thuế TNDN
– Tính thuế TNDN, ưu đãi thuế
– Tính thuế tạm tính đóng tạm nộp thuế TNDN
– Lập QT thuế TNDN cuối năm (Chỉ ra các chi phí không hợp lý nên loại trừ khi làm quyết toán TNDN)
3. Xử lý các nội dung cuối kỳ
* Về lập báo cáo tài chính kế toán dịch vụ homestay cần biết:
– Lập báo cáo tài chính theo Thông tư và Nghị định mới nhất được áp dụng tại thời điểm hiện tại gồm:
+ Lập cân đối kế toán và giải thích rõ các chỉ tiêu trên cân đối kế toán
+ Lập lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp
+ Lập báo cáo KQKD và so sánh báo cáo kết quả kinh doanh so với mẫu 03-1A/TNDN
+ Lập thuyết minh BCTC theo Thông tư 200 hoặc Thông tư 133
– Lập quyết toán thuế TNDN cuối năm
– Lập quyết toán thuế TNCN cuối năm
* Về việc in sổ sách
– Hướng dẫn in đầy đủ các sổ sách kế toán bao gồm: Sổ cái, sổ chi tiết và các báo cáo liên quan
– In các bảng biểu liên quan khác đối với các vật tư không có hóa đơn sao cho thuế chấp nhận
– Sắp xếp chứng từ hồ sơ của kế toán Homestay sao cho khoa học và dễ tìm nhất.
– Có kinh nghiệm giải trình khi quyết toán thuế với cơ quan thuế
– Sắp xếp, lưu trữ cẩn thận hồ sơ, hóa đơn, chứng từ một cách khoa học, dễ tìm
– Có khả năng tự giải trình số liệu với cơ quan thuế khi có yêu cầu thanh tra, quyết toán.
– Biết được để làm kế toán thuế cần biết những gì, quy trình hạch toán kế toán ra sao để ra được sản phẩm cuối cùng đó chính là bộ báo cáo tài chính.
* Tư vấn các nội dung và hồ sơ chuẩn bị cho quyết toán thuế sau này
– Gửi mẫu, hướng dẫn học viên các theo dõi, đối chiếu các chỉ tiêu trên báo cáo so sánh với tờ khai và các báo cáo khác mà bên đoàn thuế sẽ hỏi luôn khi quyết toán.
– Biết hướng giải trình các chỉ tiêu trên báo cáo và sổ sách.
Trên đây là liệt kê chi tiết các công việc của kế toán dịch vụ homestay mà bạn cần biết. Kinh doanh dịch vụ homestay là loại hình đặc thù mang những đặc trưng riêng. Nếu bạn muốn được học sâu, nắm chắc kinh nghiệm thực tế, truy cập ngay fanpage để nhận tư vấn lộ trình học chi tiết nhé!