Tài sản cố định đi thuê đi sửa chữa thì cần hạch toán vào chi phí như thế nào? Bài viết hôm nay, Kế Toán Việt Hưng sẽ chia sẻ cho bạn chi tiết về cách hạch toán chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê cùng ví dụ chi tiết để bạn hiểu và làm việc chuyên nghiệp hơn. Cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung ngay nhé!
Quy định về TSCĐ cho thuê
Theo điều 2 thông tư 45/2013/TT-BTC:
Sửa chữa tài sản cố định là việc duy trì, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động, nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của TSCĐ.
Theo điều 7 thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định:
a. Các chi phí đầu tư nâng cấp TSCĐ được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Ví dụ: Công ty gỗ Phồn Vinh mua một TSCĐ (mới 100%) với giá trị ghi trên hóa đơn là 229 triệu đồng, chiết khấu mua hàng 6 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt và chạy thử là 2 triệu đồng.
*Biết rằng TSCĐ có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian trích khấu hao của TSCĐ doanh nghiệp dự kiến là 10 năm (Phù hợp với quy định tại phụ lục I ban hành kèm theo thông tư số 45 2013/TT-BTC) tài sản được đưa vào sử dụng ngày 01/01/2013.
– Nguyên giá tài sản cố định = 229tr – 6tr + 3tr + 2tr = 228tr đồng
– Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 228tr /10 năm = 22,8tr đồng/năm.
– Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 22,8tr /12 tháng = 1,9tr đồng/ tháng
– Hàng năm doanh nghiệp trích 22,8 triệu đồng chi phí khấu hao TSCĐ vào chi phí kinh doanh
* Sau 5 năm sử dụng, doanh nghiệp nâng cấp TSCĐ với chi phí là 40tr đồng, thời gian được sử dụng đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian đăng ký ban đầu ngày hoàn thành đưa vào sử dụng 01/01/2018.
– Nguyên giá TSCĐ = 229tr + 40tr = 269tr đồng.
– Số khấu hao lũy kế đã trích = 22,8tr * 5 năm = 114tr đồng
– Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 269tr – 114tr= 155 tr đồng
– Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 155tr/6 năm = 25,8tr đồng
– Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 25800000/12 tháng = 2150000tr đồng/tháng.
Từ năm 2018 trở đi doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng 2150000tr đồng với TSCĐ đã được sửa chữa và nâng cấp.
b. Các chi phí sửa chữa TSCĐ không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ vào chi phí kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.
– Đối với những TSCĐ mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào CP hàng năm. Nếu số thực chi phí sửa chữa TSCĐ lớn hơn số trích theo dự toán của doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa TSCĐ nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.
c. Các chi phí liên quan TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một cách chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế TSCĐ vô hình so với mức hoạt động ban đầu, thì được ghi tăng nguyên giá TSCĐ vô hình. Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Cách hạch toán chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê
Nếu sửa chữa thường xuyên hoặc 1 lần giá trị nhỏ:
Nợ TK 154/627/641/642
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331
Nếu chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê mà lớn (sửa chữa văn phòng, kho bãi, nhà xưởng…) Chi phí nguyên vật liệu, nhân công, chi phí khác…
Nợ TK 2413 – sửa chữa nâng cấp TSCĐ
Nợ TK 1332 – thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331…
Khi việc sửa chữa hoàn thành:
Nợ TK 242
Có TK 241
Hàng kỳ phân bổ vào chi phí:
Nợ TK 154, 642, 641, 627
Có TK 242
==> Như trên chúng ta đã hiểu phần nào về việc hạch toán chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê rồi đó. Nếu bạn vẫn cần được hỗ trợ các nghiệp vụ kế toán từ cơ bản đến chuyên sâu, tham khảo ngay các khóa học phù hợp của chúng tôi qua fanpage. Hoặc để lại câu hỏi trên Cộng Đồng Làm Kế Toán để được hỗ trợ giải đáp chuyên sâu nhé.
Cô cho e hỏi giám đốc bên e thuê đất của UBND xã 40tr/ năm
Giờ cty e thuê lại của giám đốc cũng là 40tr/ năm
Vậy công ty e có phải kê khai và khấu trừ 10% thuế tncn của giám đốc k ạ.
Đang lung bung chỗ này quá ạ
Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:
Công ty thuê nhà của giám đốc k phải khấu trừ 10% thuế TNCN, nếu GĐ chỉ có cho thuê duy nhất nhà này thì k sao, nếu cho thuê nhiều nhà khác mà trên 100tr thì phải nộp thuế TNCN và GTGT cho hoạt động cho thuê nhà nhé.
Bạn muốn đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh nhất về nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan/ của chúng tôi nhé! Hotline tư vấn về khóa học: 0988.680.223