Xử lý mất hóa đơn đầu ra: Liên 1 và Liên 3 – Mức Phạt

Xử lý mất hóa đơn đầu ra: Liên 1 và Liên 3 và Mức Phạt

Đối với mỗi doanh nghiệp, việc quản lý giấy tờ, hóa đơn vô cùng quan trọng. Tuy nhiên trong quá trình làm việc, việc bị mất mát giấy tờ do một sự cố khách quan nào đó là điều khó có thể tránh khỏi.

Khi doanh nghiệp hoặc bộ phận kế toán phát hiện ra liên 1 và liên 3 bị mất. Thì doanh nghiệp đó phải tiến hành làm thủ tục thông báo với cơ quan thuế theo hướng dẫn tại điều 24 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính đã hướng dẫn về hóa đơn. Và cần nắm được thông tin để thực hiện Quy trình xử lý mất hóa đơn đầu ra: Liên 1 và Liên 3 – Mức Phạt mà đơn vị đó phải chịu trách nhiệm.

Tham khảo:

Nội dung bắt buộc trên hóa đơn GTGT

Mức phạt không lập hóa đơn GTGT khi bán hàng, dịch vụ

1. Doanh nghiệp cần phải báo cơ quan thế khi phát hiện mất hóa đơn đầu ra liên 1 và liên 3

Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh. Nếu phát hiện bị mất hóa đơn đầu ra bao gồm liên 1 và liên 3. Dù đã lập hay chưa lập. Thì vẫn phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng. Đồng thời thông báo đến cơ quan quản lý thuế trực tiếp mẫu số 3.8. (Phụ lục 3 ban hành theo Thông tư 39). Chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày xảy ra mất hóa đơn.  Đây là việc đầu tiên. Trước khi thực hiện quá trình xử lý mất hóa đơn đầu ra: Liên 1 và Liên 3 – mức phát thực hiện như thế nào.

Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05). Trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật. Thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.

Mẫu báo mất hoặc hỏng hóa đơn là mẫu BC21/BC
Mẫu báo mất hoặc hỏng hóa đơn là mẫu BC21/BC

2. Xử lý mất hóa đơn đầu ra: Liên 1 và Liên 3 – Mức phạt

Theo công văn số 4213/TCT-CS V/v xử phạt hóa đơn, ngày 29 tháng 9 năm 2014. Thì đối với những doanh nghiệp làm mất hóa đơn đầu ra, liên 1 hoặc liên 3. Thì sẽ xử phạt theo quy định tại điểm c Khoản 1 điều 12 Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16/09/2013 của Chính phủ quy định xử phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập quy định như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán

2.1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Đưa tài liệu kế toán vào lưu trữ chậm quá 12 tháng so với thời hạn quy định

– Lưu trữ tài liệu kế toán không đầy đủ theo quy định

– Bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, để hư hỏng, mất mát tài liệu trong thời gian lưu trữ

2.2. Đối với hành vi vi phạm về nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn:

– Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế. Trừ thông báo phát hành hóa đơn từ ngày 1 đến hết ngày thứ 5 kể từ ngày hết hạn theo thời gian quy định

– Trường hợp nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế. Trừ thông báo phát hành hóa đơn từ ngày thứ 6 đến hết ngày thứ 10 kể từ ngày hết thời hạn theo quy định và có tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.

– Phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Trừ thông báo phát hành hóa đơn, chậm sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định

2.3. Đối với hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế. Hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế. Trừ thông báo phát hành hóa đơn được tính sau 20 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...