Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng như thế nào?

Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng. Là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Tham khảo:

Cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định

Cách hạch toán thanh lý nhượng bán tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

Theo quy định của Luật Kế Toán. Doanh Nghiệp được lựa chọn phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (“TSCĐ”) sao cho phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh Doanh Nghiệp.

1. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ

Theo thông tư 45/2013/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/06/2013. Và áp dụng từ năm tài chính năm 2013 quy định có 3 phương pháp trích khấu hao TCSĐ:

– Phương pháp khấu hao theo đường thẳng

– Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

– Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Ở bài viết trung tâm đào tạo kế toán thực tế Lamketoan.vn. Xin trình bày phương pháp trích khấu hao TCSĐ theo đường thẳng

Định nghĩa: Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.

2. Mức trích khấu hao

Mức trích khấu hao hàng năm=Nguyên giá TSCĐ
Thời gian trích khấu hao
Mức trích khấu hao hàng tháng=Mức trích khấu hao hàng năm
12 tháng

Lưu ý: Đối với trường hợp TSCĐ mua về sử dụng ngay thì ta có công thức sau:

Mức trích khấu hao trong tháng phát sinh=Mức trích khấu hao theo thángXSố ngày sử dụng trong tháng (*)
Tổng số ngày của tháng phát sinh

(*) = Tổng số ngày của tháng phát sinh – ngày bắt đàu sử dụng +1

Nếu nguyên giá của TSCĐ hoặc thời gian trích khấu hao thay đổi. Thì phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ

3. Ví dụ minh họa

Ngày 15/07/2016, Công ty A mua máy phootocopy trị giá 45 triệu đồng (chưa bao gồm VAT). Chi phí vận chuyển 2 triệu, chi phí lắp đặt 1 triệu (chưa bao gồm VAT).

1. Máy photocopy mua về sử dụng ngay ngày hôm đó.

2. Máy photocopy mua về nhưng đến ngày 01/08/2016 mới đưa vào sử dụng

Cách tính khấu hao theo đường thẳng như sau:

Bước 1: Xác định thời gian trích khấu hao.

Theo quy định tại khung thời gian trích khấu hao các loại TCSĐ (Phụ Lục I ban hành kèm theo thông tư 45/2013/TT-BTC). Thì máy photocopy có khung thời gian sử dụng từ 7 – 15 năm. Như vậy, ta có thể trích khấu hao máy photocopy trong vòng 10 năm.

Bước 2: Xác định mức khấu hao theo năm:

Nguyên giá = 45 + 2 + 1 = 48 triệu

Mức trích khấu hao hàng năm = 48 triệu/10 năm = 4,8 triệu/ năm

Bước 3: Xác định mức khấu hao tháng:

Mức trích khấu hao tháng = 4,8 triệu / 12 tháng = 4 triệu/ tháng

TCSĐ mua về sử dụng ngay ngày 15/07/2016

Mức trích khấu hao tháng 07/2016 = 4 triệu / 31 x 17 = 2,193,548 đồng

TSCĐ mua về nhưng đến tháng 08/2016 mới đưa vào sử dụng. Thì mức trích khấu hao giống như mức trích khấu hao tháng.

Trúc Linh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...