Thanh lý tài sản cố định cần làm những thủ tục gì?

Tài sản cố định thanh lý là những tài sản đã hết thời gian khấu hao, hư  hỏng, những tài sản đã lâu đời và lạc hậu không thể sử dụng, hoặc những tài sản mà doanh nghiệp muốn thay thế để đổi mới những tài sản tốt hơn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Vậy khi thanh lý TSCĐ doanh nghiệp cần những thủ tục gì.

Xem bài: Tài sản cố định là gì?

1. Thủ tục thanh lý tài sản cố định

– Thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ

– Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ

– Quyết định thanh lý TSCĐ

– Biên bản kiểm kê TSCĐ:       Mẫu số 05 –TSCĐ

– Biên bản đánh giá lại TSCĐ: Mẫu số 04 – TSCĐ

– Biên bản giao nhận TSCĐ:     Mẫu số 01 – TSCĐ

– Biên bản thanh lý TSCĐ: 

bien-ban-thanh-ly-tai-san-co-dinh

– Bảng trích và theo dõi khấu hao TSCĐ

– Hợp đồng về bán TSCĐ

– Hoá đơn xuất bán tài sản

2. Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định

Căn cứ vào bảng chi tiết trích khấu hao TSCĐ, tính ra giá trị đã khấu hao, giá trị còn lại

Nợ TK 214: Giá trị khấu hao luỹ kế

Nợ TK 811: Giá trị còn lại ( Nguyên giá – Giá trị đã khấu hao )

    Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.

Xuất bán, phản ánh thu nhập khác

Nợ TK 111,112,131

  Có TK 711: Giá trị chưa có VAT trên hoá đơn xuất bán

  Có TK 3331: Thuế GTGT bán thanh lý TSCĐ

Lưu ý: Cần căn cứ vào giá trị còn lại sau khi lấy nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn luỹ kế. nếu giá trị còn lại lớn mà xuất hoá đơn có giá trị bé hơn nhiều là vi phạm luật thuế( trốn doanh thu, trốn thuế GTGT bán ra)

Phản ánh chi phí liên quan khác: Các chi phí liên quan như

– Chi phí quảng cáo rao bán…. Được phản ánh chi phí khác

Nợ TK 811:

Nợ TK 1331

   Có TK 111,112,331

Xem bài: Cách khấu hao TSCĐ trong công ty xây dựng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *