Kế toán thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp

Kế toán thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp áp dụng cho đối tượng nào? Cách hạch toán kê khai và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp sẽ được kế toán Việt Hưng chia sẻ trong bài viết sau.

kế toán thuế gtgt theo phương pháp trực tiếp
Kế toán thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp

1. Đối tượng áp dụng kế toán thuế theo phương pháp trực tiếp

Đối tượng áp dụng: Hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý

  1. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
Số thuế GTGT phải nộp=VATxThuế suất thuế GTGT

Trong đó: 

  • Thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.
  • Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng:
GTGT=Giá thanh toán vàng bạc đá quý bán raGiá thanh toán của vàng bạc đá quý mua vào

Trong đó:

  • Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
  • Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.
  1. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu.
  •  Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện.
  • Hộ, cá nhân kinh doanh;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
  • Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu

Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

  • Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%

2. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hàng hoá, dịch vụ mua vào

Các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT khi mua, bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ, kê khai nộp thuế, quyết toán thuế sử dụng hoá đơn, chứng từ sau.

2.1 Chứng từ kế toán sử dụng

– Hoá đơn bán hàng thông thường Mẫu số: 02/GTTT – 3LL

– Hoá đơn thu mua hàng nông, lâm, thuỷ sản Mẫu số 06/TMH – 3LL

– Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào có hoá đơn bán hàng, hoá đơn thu mua hàng nông, lâm, thuỷ sản Mẫu số: 05/GTGT

– Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào không có hoá đơn Mẫu số: 04/GTGT;

– Tờ khai thuế GTGT Mẫu số 07A/GTGT; Mẫu số: 07B/GTGT

– Bảng quyết toán thuế GTGT Mẫu số: 12A/GTGT; 12B/GTGT

– Sổ theo dõi thuế GTGT,…

2.2 Nguyên tắc hạch toán hàng hoá, dịch vụ mua vào

– Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, tài sản cố định phản ánh giá mua là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào).

– Thuế GTGT đầu và không theo dõi trên tài khoản 133 mà tính vào giá trị vật tư, hàng hoá mua vào.

– Không được khấu trừ hay hoàn thuế đối với đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

2.3 Hạch toán kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp các nghiệp vụ hàng hoá, dịch vụ mua vào

– Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ dùng vào SXKD, kế toán phản ánh giá mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ là tổng giá thanh toán, ghi:

Nợ TK 152, 153, 156, 211… Giá mua có cả thuế GTGT

Có TK 111, 112, 331… Tổng giá thanh toán

– Khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ về dùng ngay vào SXKD, kế toán phản ánh giá trị hàng hoá, vật tư mua vào là tổng giá thanh toán, ghi:

Nợ TK 621, 627, 641, 642 – Giá mua có cả thuế GTGT

Có TK 111, 112, 331

– Tổng giá thanh toán

– Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, thiết bị dùng vào hoạt động SXKD hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi,… được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nhập khẩu được tính vào giá trị hàng hoá mua vào, ghi:

Nợ TK 152, 156, 211,…

Có TK 33312

– Thuế GTGT phải nộp

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế NK)

Có TK 111, 112, 331,…

– Khi nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu và thuế nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu

Nợ TK 33312 – Thuế GTGT phải nộp

Có TK 111, 112,..

– Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT khi xuất biếu tặng, kế toán phản ánh doanh thu theo giá thanh toán (giá đã có thuế GTGT), ghi:

Nợ TK 641, 642,…

Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Có TK 512 – Doanh thu nội bộ

– Khi phát sinh các khoản chi trợ cấp thôi việc cho người lao động, các khoản chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi sáng chế, chi đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân, chi bảo vệ môi trường, chi cho lao động nữ,… kế toán căn cứ vào chứng từ, hoá đơn phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp theo giá thanh toán, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí QLDN

Có TK 111, 112, 331,…

– Khi mua TSCĐ dùng vào SXKD kế toán phản ánh giá trị TSCĐ mua vào là bao gồm cả thuế GTGT đầu vào, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có TK 111, 112, 331, 311,…

– Khi mua máy móc, thiết bị phải qua lắp đặt dùng vào SXKD kế toán phản ánh giá trị máy móc, thiết bị mua vào bao gồm cả thuế GTGT đầu vào, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (TK 2411)

Có TK 111, 112, 331,…

– Khi nhập khẩu TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD, hoặc hoạt động sự nghiệp, chương trình dự án, hoạt động văn hoá phúc lợi,… được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị của TSCĐ nhập khẩu, kế toán ghi.

Nợ TK 211

– TSCĐ hữu hình

Có TK 3333

– Thuế xuất, nhập khẩu

Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Có TK 111, 112, 331,…

– Khi nộp thế GTGT của hàng nhập khẩu và thuế nhập khẩu, ghi. Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế NK )

Nợ TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Có TK 111, 112

– Khi mua thiết bị thông qua đầu tư XDCB, căn cứ vào hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ, ghi.

Nợ TK 241- XDCB dở dang (TK2412)

Có TK 111, 112, 331,…

3. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hàng hoá, dịch vụ bán ra

Các cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp sử dụng tài khoản 3331- Thuế GTGT phải nộp. – Tài khoản này dùng để xác định số thuế GTGT phải nộp khi xác định được giá trị hàng hoá, dịch vụ tăng thêm vào cuối kỳ kế toán

3.1 Chứng từ kế toán sử dụng

Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ phải sử dụng các loại hoá đơn, chứng từ sau:

– Hoá đơn bán hàng thông thường Mẫu số: 02/GTTT – 3LL.

– Tờ khai thuế GTGT Mẫu số 07A/GTGT; Mẫu số: 07B/GTGT

– Bảng quyết toán thuế GTGT Mẫu số: 12A/GTGT; 12B/GTGT

– Sổ theo dõi thuế GTGT

3.2 Nguyên tắc hạch toán hàng hoá, dịch vụ bán ra

– Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung cấp dịch vụ, bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng bao gồm cả thuế GTGT.

– Đối với doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác là tổng thu nhập

– Tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT).

* Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:

– Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng, lãi cho thuê tài chính,…

– Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (Bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm vi tính,…).

– Cổ tức lợi nhuận được chia

– Thu nhập về đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn

– Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng

– Thu nhập từ các hoạt động đầu tư khác

– Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch do bán ngoại tệ

– Chênh lệch lãi do chuyển nhượng vốn

* Thu nhập khác của doanh nghiệp bao gồm:

– Thu nhập từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ

– Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng

– Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ

– Các khoản thuế được NSNN hoàn lại

– Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ

– Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có)

– Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp

3.3 Hạch toán kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp các nghiệp vụ hàng hoá, dịch vụ bán ra

– Khi bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, kế toán phản ánh doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ kế toán, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng giá thanh toán

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 512 – Doanh thu nội bộ

– Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác, kế toán phản ánh doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112,…

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 711 – Thu nhập khác

– Khi bán hàng trả chậm, trả góp, số tiền trả lần đầu và số tiền còn phải thu về bán hàng trả chậm, trả góp, doanh thu bán hàng và lãi phải thu, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131,…

Có TK 511 – Giá bán trả tiền ngay có cả thuế GTGT

Có TK 3387 – (Chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay có thuế GTGT)

+ Khi thực thu tiền bán hàng lần tiếp sau, ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng

+ Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ.

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515 – Tiền lãi trả chậm trả góp

– Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản (cho thuê hoạt động) cho nhiều năm, ghi:

Nợ TK 111, 112,… Tổng số tiền nhận trước

Có TK 3387

– Doanh thu chưa thực hiện Đồng thời tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

– Sang kỳ sau, kế toán tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán sau, ghi:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

– Số tiền trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ cho thuê tài sản không được thực hiện.

Nợ TK 3387 – Nếu chưa kết chuyển doanh thu

Nợ TK 531 – Nếu đã kết chuyển doanh thu

Có TK 111, 112 – Tổng số tiền trả lại

3.4 Hạch toán các nghiệp vụ thực hiện vào cuối kỳ

– Cuối kỳ, kế toán tính toán, xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi:

+ Thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi.

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

+ Thuế GTGT phải nộp của hoạt động tài chính, hoạt động khác, ghi:

Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Nợ TK 711 – Thu nhập khác

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

– Khi nộp thuế GTGT vào Ngân sách Nhà Nước, ghi:

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Có TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

– Khi được giảm thuế GTGT, kế toán, ghi.

+ Trường hợp số thuế GTGT được giảm được trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3331 – thuế GTGT phải nộp

Có TK 711 – Thu nhập khác

+ Trường hợp số thuế GTGT được giảm, được NSNN trả bằng tiền, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 711 – Thu nhập khác

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *