Đâu là những thách thức của nghề kiểm toán trong đơn vị KT độc lập

Đâu là những thách thức của nghề kiểm toán trong đơn vị kiểm toán độc lập? Kiểm toán viên luôn phải đối diện với nhiều áp lực như: Sự đào thải khắc nghiệt của nghề; áp lực về thời gian, kiến thức, trình độ công nghệ và đặc biệt là áp lực giữ chân khách hàng qua bài viết ngay sau đây nhé

nghề kiểm toán
Đâu là những thách thức của nghề kiểm toán trong đơn vị kiểm toán độc lập

Kiểm toán là một ngành tương đối mới tại Việt Nam, có vai trò to lớn trong lĩnh vực kinh tế – xã hội, đòi hỏi sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Vai trò quan trọng này đã tạo ra những áp lực đối với ngành kiểm toán, nhất là đối với hoạt động kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập. Kiểm toán viên luôn phải đối diện với nhiều áp lực như: Sự đào thải khắc nghiệt của nghề; áp lực về thời gian, kiến thức, trình độ công nghệ và đặc biệt là áp lực giữ chân khách hàng. 

1. Phạt hành chính với doanh nghiệp không tham gia kiểm toán BCTC

MỨC PHẠT HÀNH CHÍNHCÁC VI PHẠM
Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
  • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
  • Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
  • Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
  • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
  • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
  • Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
  • Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
  • Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
  • Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
  • Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.”

(Tại Điều 12 của Nghị định Số 41/2018/NĐ-CP)

2. Áp lực thách thức người làm nghề kiểm toán

– Về thời gian: Kiểm toán viên luôn bị áp lực về thời gian hoàn thành tiến độ công việc khi thực hiện kiểm toán, khối lượng công việc kiểm toán nhiều dễ gây stress cho kiểm toán viên.

– Về kiến thức: Kiểm toán viên phải thực hiện cho nhiều công ty với nhiều lĩnh vực khác nhau, nên kiểm toán viên luôn phải trau dồi kiến thức đối với lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của DN. Bên cạnh đó, sự thay đổi của chế độ, luật… cũng đòi hỏi kiểm toán viên cần tiếp thu cập nhật để thực hiện kiểm toán.

– Về áp dụng công nghệ trong hoạt động nghề nghiệp: Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, công ty khách hàng áp dụng nhiều phần mềm trong thực hiện kế toán, quản lý đòi hỏi kiểm toán viên phải có hiểu biết nhất định về lĩnh vực hoạt động của hệ thống thông tin trong DN khi tiến hành kiểm toán để có thể thu thập bằng chứng kiểm toán chính xác phục vụ cho việc ra quyết định của kiểm toán viên về báo cáo tài chính được kiểm toán.

– Về sự đào thải khắc nghiệt của nghề kiểm toán: Kiểm toán là một trong những nghề có thu nhập cao trong xã hội, tuy nhiên đòi hỏi của nghề Kiểm toán cũng rất cao như: Kiến thức, thời gian, sự nhanh nhạy, nếu mắc sai phạm trong nghề nghiệp có thể bị xử phạt rất nặng như: Xử phạt hành chính, bị tước chứng chỉ hành nghề kiểm toán.

– Những áp lực vô hình trong các Công ty kiểm toán tư nhân là áp lực giữ khách hàng nên có thể khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên có phần nhân nhượng trước những sai phạm của đơn vị được kiểm toán dễ dẫn đến kết luận kiểm toán không chính xác, ảnh hưởng đến kết luận của nhà đầu tư, mất uy tín của về nghề kiểm toán của Kiểm toán viên. Điển hình như vụ kiểm toán Bông Bạch Tuyết, kiểm toán viên đã không đưa khoản loại trừ chi phí báo cáo tài chính kiểm toán năm 2005, ngoài ra, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư Vấn A&C cũng không có thư quản lý sau kiểm toán (Theo kết luận của Đoàn thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Vụ việc về Bông Bạch Tuyết đã làm cơ quan liên quan tới quy định về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên có cái nhìn khác về nghề kiểm toán).

3. Một kiểm toán viên phải hội đủ các đức tính cần có

(1) Năng lực chuyên môn vững vàng kiến thức về tài chính kế toán

  • Công việc của kiểm toán viên không chỉ đơn thuần là kiểm tra kế toán mà còn tư vấn cho khách hàng, đưa ra các giải pháp tối ưu về tài chính, kế toán cho khách hàng.
  • Kiểm toán viên còn phải nắm vững ngành nghề kinh doanh mà khách hàng đang theo đuổi.

(2) Tính độc lập cả về tư tưởng lẫn hình thức

Độc lập về tư tưởng: Là trạng thái suy nghĩ cho phép đưa ra ý kiến mà không chịu ảnh hưởng của những tác động trái với những đánh giá chuyên nghiệp, cho phép một cá nhân hành động một cách chính trực, khách quan và có sự thận trọng nghề nghiệp.

Độc lập về hình thức: Là không có các quan hệ thực tế và hoàn cảnh có ảnh hưởng đáng kể làm cho bên thứ ba hiểu là không độc lập, hoặc hiểu là tính chính trực, khách quan và thận trọng nghề nghiệp của nhân viên công ty hay thành viên của nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo không được duy trì. 

(3) Chịu áp lực cao 

Nghề kiểm toán đòi hỏi kiểm toán viên phải hết mình vì công việc, sẵn sàng đi công tác xa nhà.

(4) Trung thực – Khách quan trong công việc

  • Nghề kiểm toán rất cần đức tính trung thực, bởi vì môi trường làm việc có rất nhiều cám dỗ; DN muốn che giấu sai phạm, muốn số liệu kế toán đẹp, dẫn đến việc đưa ra những đề nghị tế nhị. Trong những hoàn cảnh như thế, nếu kiểm toán viên không vững vàng sẽ dễ dàng bị lôi kéo.
  • Người làm kiểm toán phải thẳng thắn và có chính kiến rõ ràng trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh. Tính chính trực còn nhấn mạnh đến sự công bằng và sự tín nhiệm. 

(5) Tính bảo mật thông tin cao

  • Người làm kiểm toán phải bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán
  • Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh
  • Không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba
  • Không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp

=> Trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình.

(6) Chăm chỉ làm việc

Những tác nhân có khả năng ảnh hưởng đến công việc kiểm toán tại các công ty như con mọn, nhiều báo cáo tài chính, cần hoàn thành thủ tục kiểm toán trong một thời gian nhất định…

=> Vì vậy, kiểm toán viên cần chuyên tâm vào hoàn thành hết khối lượng công việc trong một thời gian ngắn.

(7) Thông thạo ngôn ngữ nước ngoài

Giỏi ngoại ngữ là một lợi thế rất lớn của một kiểm toán viên, hầu hết các công ty kiểm toán nước ngoài khi tuyển nhân viên đều đánh giá cao tiêu chí này.

(8) Tuân thủ các chuẩn mực nghề kiểm toán

Phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp.

Phải thực hiện công việc kiểm toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn đã quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam quy định của Hội nghề nghiệp và các quy định pháp luật hiện hành.

Phải trau dồi kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ để có thể đáp ứng được:

– Yêu cầu về học vấn, đào tạo và kinh nghiệm làm nghề kiểm toán

– Các yêu cầu về cập nhật chuyên môn liên tục.

– Các quy định về bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp.

– Các chuẩn mực nghề nghiệp và quy định về thủ tục soát xét.

– Các quy trình kiểm soát của Hội nghề nghiệp hay của cơ quan quản lý nhà nước và các biện pháp kỷ luật.

Kiểm soát từ bên ngoài do một bên thứ ba được ủy quyền hợp pháp đối với các báo cáo, tờ khai, thông báo hay thông tin do người làm kiểm toán lập. Thông qua đó mới có thể đáp ứng được yêu cầu của 7 nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp nói trên.

Tránh các mối nguy cơ ảnh hưởng đến đạo đức làm nghề như tư lợi, tự kiểm tra, sự bào chữa, sự quen thuộc, bị đe doạ,… nhưng hơn hết Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vẫn là yếu tố “kiên quyết” đặt lên hàng đầu.

Nghề kiểm toán là một ngành đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và đòi hỏi nguồn nhân lực kiểm toán viên chất lượng cao, có trách nhiệm với nghề… Mong rằng các kiểm toán viên chúng ta luôn hoàn thành tốt công việc của mình minh bạch, công bằng đúng quy định pháp luật.

 

 

Có 2 bình luận

  1. Huỳnh Hoa đã viết:

    Cho e hỏi chi nhánh hạch toán độc lập thì lấy vốn đâu để hoạt động ạ? Có được lấy vốn từ công ty mẹ qua ko ạ? Nếu có thì hạch toán thế nào vậy ạ

    • Admin Kế Toán Việt Hưng đã viết:

      Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau: 

      Công ty mẹ sẽ hạch toán Nợ 136/Có 111,Có 112. Giao dịch nhận gì về chi nhánh thì bạn hạch toán Nợ…./Có 3368, Chuyển hàng gì về cty mẹ thì hạch toán Nợ 1368/Có…., cuối kỳ kế toBút toán nhận tiền từ cty mẹ chi nhánh sẽ hạch toán Nợ 112,Nợ 111/Có336, Công ty mẹ sẽ hạch toán Nợ 136/Có 111,Có 112. Giao dịch nhận gì về chi nhánh thì bạn hạch toán Nợ…./Có 3368, Chuyển hàng gì về cty mẹ thì hạch toán Nợ 1368/Có…., cuối kỳ kế toán làm bút toán Nợ 336 Có 136 để bù trừ ra công nợ cần trả hay cần phải thu nhé.

      Bạn muốn đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh nhất về nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan/ của chúng tôi nhé! Hotline tư vấn về khóa học: 0988.680.223

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...