Chia sẻ các đầu công việc kế toán cuối năm cần làm gì?

Công việc kế toán cuối năm cần làm gì? – Cuối năm là khoảng thời gian kế toán bơi trong đống chứng từ sổ sách để xử lý dữ liệu lên báo cáo cuối năm, chốt sổ kế toán. Bởi thế, áp lực công việc của kế toán vào những tháng cuối năm là không nhỏ. Khối lượng công việc khổng lồ sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái stress, đặc biệt là các bạn kế toán chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức trong việc soát xét, xử lý hoàn thiện sổ sách kế toán cuối năm như thế nào. Sau đây, Kế toán Việt Hưng chia sẻ những đầu là công việc kế toán cần làm trước kết thúc năm tài chính 2019.

công việc kế toán cuối năm
Chia sẻ các đầu công việc kế toán cuối năm cần làm gì?

1. Công việc kế toán cuối năm: Mức thuế môn bài năm 2020 có thay đổi hay không?

Công việc cuối năm kế toán cần quan tâm là thuế môn bài, kiểm tra lại vốn điều lệ tăng có làm tăng mức phí môn bài không. Chậm nhất đến 31/12/2019 nộp tờ khai lệ phí môn bài nếu trong năm 2019 có thay đổi vốn điều lệ làm tăng bậc lệ phí môn bài (Còn nếu tăng vốn điều lệ mà không làm thay đổi bậc thuế môn bài thì không cần nộp tờ khai lệ phí môn bài). Làm trên phần mềm HTKK sau đó xuất ra file XML và nộp tờ khai qua mạng. Nếu không thì kê khai trực tuyến trên cổng thông tin nhantokhai.gdt.gov.vn hoặc thuedientu.gdt.gov.vn. Sau đó nộp tiền lệ phí môn bài chậm nhất là 30/1/2020 qua mạng.

2. Kiểm kê và chốt số tiền mặt và tiền gửi ngân hàng

– Kiểm kê quỹ tiền mặt cuối năm số tiền thực tế tồn quỹ có khớp với số tiển trên sổ quỹ chi tiết không?

– Kế toán lưu ý xem số dư tiền mặt lớn không? Để xác định tính hợp lý của chi phí lãi vay. Nếu số dư tiền mặt lớn mà có phát sinh lãi vay thì lãi vay khả năng bị loại trừ chi phí lãi vay

– Kế toán đối chiếu xác nhận số dư ngân hàng theo nguyên tắc phải khớp. Hình thức đối chiếu có thể gửi thư xác nhận hoặc đối chiếu qua sổ phụ ngân hàng.

3. Đối chiếu chi tiết công nợ khách hàng và tạm ứng

– Cuối năm rà soát lại công nợ phải trả nhà cung cấp, kiểm tra có khoản tiền nào đã trả nhưng chưa vào đối ứng Nợ 331 không? Hay kế toán vào nhầm mã công nợ dẫn đến nhầm số dư công nợ. Đây là phần kế toán cần phải kiểm tra kỹ vì nếu trả thừa nhà cung cấp sẽ khó lấy lại được tiền.

– Nếu dư Nợ 331 : Kiểm tra xem đó là khoản ứng trước nhà cung cấp, hay là chưa thu hồi hóa đơn kịp thời hết năm.

– Gửi đối chiếu và ký xác nhận công nợ tạm ứng 141 với các nhân viên công ty. Thu hồi hết chứng từ hoàn ứng để hoàn chi phí năm 2019

– Khoản công nợ phải thu kiểm tra có khoản chênh lệch nào không, nếu có là do người mua hay người bán hạch toán thiếu

– Xác định công nợ phải thu khó đòi và trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định:

+ Quá hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng: 30%

+ Từ 1 năm tới dưới 2 năm: 50%

+ Từ 2 năm tới dưới 3 năm: 70%

+ Từ 3 năm trở lên, trích lập đủ 100%

4.Công việc kế toán cuối năm: Đánh giá giá trị tài sản thực tế cuối năm tài chính

– Thực hiện các công tác kiểm kê tài sản. Nguyên tắc kiểm kê tại ngày 31/12/2019 tuy nhiên thực tế đơn vị có thể kiểm kê trước hoặc sau ngày 31/12, sau đó điều chỉnh theo số liệu theo thực tế phát sinh trong thời gian kiểm kê cho tới thời điểm kết thúc niên độ. Hầu hết các doanh nghiệp trên biên bản kiểm kê vẫn chốt số liệu kiểm kê là ngày 31/12/2019 mặc dù thực tế có thể khác. Kiểm kê phải ghi rõ tình trạng giá trị sử dụng của từng loại tài sản.

– Đến ngày 31/12/2019 cũng là thời điểm để trích khấu hao tài sản vào chi phí để từ đó xác định giá trị còn lại của tài sản năm 2019.

– Nợ TK 214/ Có TK 211

– Xử lý chênh lệch giữa kiểm kê và sổ sách là việc làm cần thiết để doanh nghiệp có cái nhìn thực tế về tình trạng tài sản thực tế của doanh nghiệp.

5. Chú ý trích lập dự phòng hàng tồn kho

– Khoản dự phòng hàng tồn kho cũng được kế toán đánh giá lại cuối năm tài chính. Nếu số trích lập dự phòng thấp hơn định mức quy định thì kế toán phải bổ sung thêm khoản trích lập dự phòng hàng tồn kho. Kế toán lập hồ sơ phải chặt chẽ theo Thông tư số 228/2019/TT – BTC, nếu không đáp ứng yêu cầu của TT trên thì rủi ro bị loại trừ chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho là cao.

– Bảng trích lập, xác định hàng tồn kho giảm giá trị làm cơ sở trích lập phải chi tiết rõ: Tài khoản, tên hàng tồn kho, mã hàng. Thông thường, đơn vị chi tiết ngay trên biên bản, báo cáo kiểm kê.

– Sau đó, kế toán cần hạch toán phần chênh lệch giữa số phải lập cuối năm với số đã trích lập:

Nợ TK 632.

Có TK 229.

6. Trích trước các khoản chi phí phải trả

– Kế toán cần trích trước những khoản chi phí đã phát sinh nhưng chưa đủ chứng từ, chi phí lãi vay dự trả….

Hạch toán:

Nợ TK 6xx.

Có TK 335.

– Sang năm có chứng từ thì hoàn lại:

Nợ TK 335.

Có TK liên quan: 111,112,331…

7. Hạch toán lãi dự thu

– Nếu có khoản tiền gửi tiết kiệm:

Nợ TK 1388.

Có TK 515.

– Sang năm nhận lãi hạch toán lại :

Nợ TK 112.

Có TK 138.

– Hạch toán thêm phần lãi chưa hạch toán dự thu:

Nợ TK 112.

Có TK 515.

8. Đăng ký MST cá nhân cho những ai chưa đăng ký, hồ sơ người phụ thuộc để quyết toán thuế TNCN

– Lưu ý cá nhân cư trú/ không cư trú; điều kiện ủy quyền quyết toán. Lưu ý đặc biệt, cá nhân làm 2 nơi thì không thuộc điều kiện ủy quyền quyết toán.

9. Đánh giá chênh lệch tỷ giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ như tiền, công nợ

– Lưu ý không đánh giá các khoản ứng trước như dư có TK 131, dư nợ TK 331.

– Hạch toán trường hợp lỗ:

Nợ TK 413.

Có TK 131, 331,111,112…

– Hạch toán trường hợp lãi:

Nợ TK 131,331,111,112.

Có TK 413…

– Sau khi hạch toán xong xuôi, số dư TK 413 còn bao nhiêu thì kế toán hạch toán kết chuyển sang TK 515 hoặc 635.

Lưu ý: Lãi/ lỗ do đánh giá tiền và các khoản phải thu là không tính thuế nên khi quyết toán thuế TNDN cần tách rõ lãi/ lỗ của khoản này ra khỏi lãi/ lỗ của việc đánh giá số dư ngoại tệ phải trả (công việc kế toán cuối năm)

10. Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN, TNDN và báo cáo sử dụng hóa đơn năm 2019

– Theo tháng: Chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.

– Theo quý: Chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên quý tiếp theo.

– Theo năm: Chậm nhất là ngày 30/01 năm sau.

– DN kê khai theo từng lần phát sinh: chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh.

– Tờ khai quyết toán năm: Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trường hợp doanh nghiệp chia tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động: Chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định (công việc kế toán cuối năm)

Lịch nộp thuế  tháng 12 (nếu phát sinh) :

+ Tờ khai Thuế GTGT tháng 11/2019

+ Tờ khai Thuế TNCN tháng11/2019 (nếu có)

+ Nộp tiền thuế GTGT & TNCN (nếu có)

11. Kế toán cuối năm cần làm gì khi hoàn tất đăng ký và sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định bắt buộc của Chính phủ

– Nghị định 119/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ 1/11/2018) quy định cụ thể về thời gian chuyển đổi và bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

– Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh và hộ kinh doanh thực hiện chuyển đổi sang hóa đơn điện tử trong vòng 02 năm (từ 01/11/2018 đến 31/10/2020)

– Kể từ ngày 01/11/2020, 100% doanh nghiệp trên cả nước bắ buộc sử dụng hóa đơn điện tử

Các doanh nghiệp mới thành lập sau 01/11/2018 thì buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử ngay từ đầu.

– Riêng Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các đô thị lớn phải hoàn thành triển khai trong năm 2019.

12. Công việc kế toán cuối năm: Làm Báo cáo Tài chính cho năm 2019

Với DN áp dụng theo TT 200: Bảng CĐKT, KQKD, LCTT, Thuyết minh, còn đối với DN Áp dụng TT 133 cần thêm Bảng CĐ tài khoản khi nộp cho cơ quan thuế, còn LCTT thì khuyến khích nhưng không bắt buộc)

Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn tổng quát nhất về các công việc kế toán cuối năm cần phải làm, từ đó chuẩn bị cho mình những kế hoạch để không bị rối tung với mùa bận rộn cuối năm. Theo dõi Kế toán Việt Hưng để nhận thêm nhiều bài đọc hữu ích khác nữa nhé!

Kế Toán Việt Hưng luôn đồng hành cùng bạn làm kế toán giỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...