Cách lập Báo cáo tài chính theo Thông tư 133 mới nhất

Cách lập Báo cáo tài chính theo Thông tư 133

Kế toán cần phải thực hiện theo một số nguyên tắc và nội dung cụ thể để cho phù hợp với mục đích báo cáo tài chính theo Thông tư 133 mới nhất

Tham khảo:

Cách lập báo cáo chi tiết lãi lỗ theo công trình

Làm sai báo cáo tài chính có được nộp lại không

Dịch vụ làm báo cáo tài chính doanh nghiệp uy tín giá rẻ nhất

Năm vừa qua, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Để giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và đầy đủ các thay đổi. Trong phần này doanh nghiệp cần nêu rõ một số vấn đề cần thiết như sau:

Cách lập Báo cáo tài chính theo Thông tư 133 mới nhất
Cách lập Báo cáo tài chính theo Thông tư 133 mới nhất

1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017

1.1. Hình thức sở hữu vốn:

Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân.

1.2. Lĩnh vực kinh doanh:

Nêu rõ là sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ, xây lắp hoặc tổng hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh.

1.3. Ngành nghề kinh doanh:

Nêu rõ hoạt động kinh doanh chính và đặc điểm sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp.

1.4. Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường:

Trường hợp chu kỳ kéo dài hơn 12 tháng thì thuyết minh thêm chu kỳ sản xuất kinh doanh bình quân của ngành, lĩnh vực.

Nêu rõ những sự kiện về môi trường pháp lý, diễn biến thị trường, đặc điểm hoạt động kinh doanh, quản lý, tài chính, các sự kiện sáp nhập, chia, tách, thay đổi quy mô… Có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

2. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

Để tìm hiểu sâu hơn về thông tư cũng như các kỹ năng chuyên nghiệp hãy đăng ký khóa học tại Kế toán Việt Hưng

a) Kỳ kế toán năm ghi rõ kỳ kế toán năm theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01/… đến 31/12/…Nếu doanh nghiệp có năm tài chính khác với năm dương lịch. Thì ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

b) Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: ghi rõ là Đồng Việt Nam hoặc một đơn vị tiền tệ kế toán. Được lựa chọn theo quy định của Luật Kế toán.

3. Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng

3.1. Tuân thủ chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán:

Nêu rõ Báo cáo tài chính có được lập và trình bày phù hợp và có tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa hay không?

3.2. Các chính sách kế toán áp dụng

Tỷ giá hối đoái áp dụng trong kế toán:

– Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch

– Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng đối với các giao dịch phát sinh trong kỳ và tỷ giá áp dụng khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ.

Nguyên tắc chuyển đổi báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.

Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: Nêu rõ các khoản tương đương tiền được xác định trên cơ sở nào.

4. Nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư tài chính

4.1. Đối với chứng khoán kinh doanh:

– Thời điểm ghi nhận (đối với chứng khoán niêm yết thuyết minh rõ là T+0 hay thời điểm khác)

– Giá trị ghi sổ được xác định là giá trị hợp lý hoặc giá gốc;

– Căn cứ trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh.

4.2. Đối với các khoản cho vay:

– Có đánh giá lại các khoản cho vay thỏa mãn định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không?

– Căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi đối với các khoản cho vay.

4.3. Đối với các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (dựa vào tỷ lệ biểu quyết hoặc thỏa thuận khác):

– Đối với các công ty liên doanh, liên kết được mua trong kỳ, thời điểm ghi nhận ban đầu là thời điểm nào?

– Nguyên tắc xác định công ty liên doanh, liên kết (dựa theo tỷ lệ quyền biểu quyết, tỷ lệ vốn góp hay tỷ lệ lợi ích);

– Căn cứ lập dự phòng tổn thất đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết; căn cứ để xác định tổn thất;

4.4. Đối với các khoản đầu tư vào công cụ vốn của đơn vị khác:

– Giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào đơn vị khác được xác định theo giá gốc hay phương pháp khác?

– Căn cứ lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác; Báo cáo tài chính để xác định tổn thất.

Đó chỉ là một số nguyên tắc kế toán cơ bản khi  thực hiện báo cáo tài chính theo thông tư 133 mới nhất.

Để tìm hiểu sâu hơn về thông tư cũng như các kỹ năng chuyên nghiệp để lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp mình đúng luật đăng ký khóa học tại Kế toán Việt Hưng, website: http://lamketoan.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *