Kế toán công ty xuất nhập khẩu cần làm gì?
Nói đến lĩnh vực xuất nhập khẩu này là một loại hình doanh nghiệp khá phổ biến. Nhưng lại có nhiều vấn đề cần lưu ý khi hạch toán. Kế toán Việt Hưng chia sẻ những công việc cần lưu ý khi bạn làm kế toán công ty xuất nhập khẩu cần làm gì
1. Về Hạch toán tỷ giá ngoại tệ:
Ghi nhận kế toán theo quy định Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể:
– Đối với giao dịch mua hàng nhập khẩu, phát sinh công nợ phải trả:
Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả. Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh
– Đối với giao dịch xuất khẩu hàng hóa, phát sinh công nợ phải thu:
Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu. Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh
– Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết công nợ theo các loại tiền ngoại tệ và tiền VND.
– Tại thời điểm lập BCTC, phải tiến hành đánh giá lại các khoản mục tiên tệ có gốc ngoại tệ. Thông thường các DN lập báo cáo tài chính theo định kỳ 1 năm 1 lần. Thì sẽ tiến hành đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày 31/12 hàng năm. Tuy nhiên, một số DN (Đặc biệt là các DN có vốn đầu tư nước ngoài, chịu sự kiểm soát của Công ty mẹ) có chu kỳ lập báo cáo tài chính là 1 tháng 1 lần. Để phục vụ công tác kiểm soát nội bộ. Theo nguyên tắc thận trọng, Kế toán DN sẽ tiến hành đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào định kỳ ngày cuối cùng của tháng, mỗi khi lập BCTC. Như vậy trong TH này, để đánh giá đúng chênh lệch tỷ giá đã thực hiện và chưa thực hiện trong năm tài chính. Kế toán DN phải thực hiện bút toán ghi đảo của bút toán đánh giá lại CL tỷ giá vào cuối mỗi tháng nêu trên vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo
- Các nguyên tắc khác áp dụng theo quy định Thông tư 200/2014/TT-BTC
2. Thời điểm ghi nhận hàng nhập khẩu
Hàng hóa xuất nhập khẩu luôn luôn quy định điều kiện giao nhận hàng hóa. Theo Incoterm 2000 hoặc Incoterm 2010 trong hợp đồng mua bán giữa hai bên. Điều kiện giao nhận hàng hóa sẽ phản ánh thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa giữa đôi bên. Là ranh giới phân chia trách nhiệm trong việc vận chuyển hàng. Giao nhận hàng, và các nghĩa vụ khác có liên quan. Do đó, tùy thuộc vào các điều kiện giao nhận hàng hóa. Kế toán sẽ xác định được thời điểm ghi nhận hàng hóa cho phù hợp
Ví dụ:
Công ty A nhập khẩu trả sau lô hàng A theo điều kiện CIF – Cảng Hải Phòng. Ngày vận đơn 01/01/2017. Ngày mở tờ khai 01/02/2017. Ngày thực về kho 03/02/2017. Như vậy kế toán sẽ ghi nhận giá trị hàng hóa qua TK 151 – Hàng đi đường ngày 01/01/2017. Kế toán sẽ ghi nhận giá trị hàng hóa qua TK 156 – Hàng hóa ngày 03/02/2017