Kinh nghiệm quyết toán thuế với cơ quan thuế trong Công ty Xây Dựng

Kinh nghiệm quyết toán thuế với cơ quan thuế – Công ty Xây Dựng

Kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm quyết toán thuế với cơ quan thuế:

Quyết toán thuế là khâu khá vất vả đối với kế toán trong các doanh nghiệp đặc biệt là công ty xây dựng. Bởi vì đối với các đơn vị khác.Thì hồ sơ chuẩn bị quyết toán đơn giản hơn rất nhiều so với công ty xây dựng. Để chuận bị công việc quyết toán tốt các bạn cần chuẩn bị hồ sơ kế toán gọn gàng, khoa học.

Đối với đơn vị thi công chi phí cấu thành bao gồm Nguyên vật liệu, nhân công, chi phí máy thi công và chi phí khác.

Tham khảo bài: Cách sắp xếp hồ sơ đối với công ty xây dựng.

Kinh nghiệm quyết toán thuế với cơ quan thuế trong Công ty Xây Dựng
Kinh nghiệm quyết toán thuế với cơ quan thuế

Vậy các vấn đề cơ quan thuế quan tâm khi xuống công ty xây dựng gồm:

Trước hết cơ quan thuế sẽ kiểm tra giá vốn trên tài khoản 6322. Sau đó tổng hợp các đầu chi phí so với dự toán xem chi phí nào bạn hạch toán vượt so với dự toán . Nếu các bạn giải trình được cái số vượt đó. Nếu không giải trình được số vượt đó thì sẽ bị loại khỏi chi phí cụ thể:

Vấn đề 1 – Kinh nghiệm quyết toán thuế với cơ quan thuế:

Tiền lương công nhân trong công ty xây dựng là một trong những điểm nhạy cảm. Mà cán bộ thuế sẽ kiểm tra kỹ. Bởi vì nó chiếm phần trăm chi phí rất lớn trong việc cấu thành nên giá thành của các công trình.

+ Quyết toán thuế TNCN cuối năm -> Xem và kiểm tra các hồ sơ hợp đồng lao động ngắn hạn, dài hạn. Đã đưa đúng vào phụ lục 05-1BK- TNCN và 05-2BK-TNCN  và 05-3BK -TNCN hay chưa?. Từ đó xem về các cam kết đi kèm -> gạt các hồ sơ bị trùng MST quyết toán hai nơi-> Truy thu 10% trên tổng thu nhập, loại bỏ chi phí ra khỏi chi phí hợp lý. Nộp phạt 10% do kê khai sai, nộp phạt 10% phạt chậm nộp vào NSNN.

Do đó khi lấy chứng minh thư nhân dân  của công nhân kế toán nên cân nhắc vấn đề này.

+ Kiểm tra bộ hồ sơ có hợp lý hay không, kiểm tra hợp đồng thuê nhân công ngắn hạn. Vấn đề đóng BHXH cho công nhân đối với loại hồ sơ ngắn hạn này cần có cách ghi hợp đồng thỏa mãn các điều kiện cụ thể để bên thuế đọc thấy là hợp lý : Như  BHXH: Tự nguyện không tham gia….

+ Kiểm tra nội dung chữ kỹ của các bảng lương nhân công. Các chữ ký có đồng đều hay không cũng như cách giải trình nếu sai sót vấn đề này của kế toán.

Vấn đề thứ 2 – Kinh nghiệm quyết toán thuế với cơ quan thuế:

Nguyên vật liệu là một trong những chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của dự toán. Về nguyên tắc khối lượng vật liệu phải đúng so với dự toán ( cho phép hao hụt về mặt khối lượng nhưng cực nhỏ)

Còn đơn giá có thể thay đổi. Nnhưng không quá lớn vì khi được chấp thuận thi công công trình. Thì bên nhận thi công có tờ trình được sự đồng ý của chủ đầu tư về giá cả và địa điểm, chất lượng vật liệu,

Do đó cán bộ thuế sẽ kiểm tra dự toán tương ứng và phân tích NVL của mỗi dự toán. Kiểm tra xem nguyên vật liệu thực tế của các công trình trên phần mềm hạch toán- sổ sách- báo cáo in ra có khợp với dự toán các nội dung như: Tên nguyên vật liệu, khối lượng:

– Nếu thực tế xuất vượt khối lượng so với dự toán. Thì thuế sẽ gạt phần khối lượng chênh lệch vượt ra

– Nếu thực tế xuất ít hơn so với dự toán thì không bị xuất toán. Nhưng cần tìm phương pháp trả lời tại sao lại thiếu NVL?

Vấn đề thứ 3 – Kinh nghiệm quyết toán thuế với cơ quan thuế:

Chi phí máy trong công trình xây dựng cũng là một khoản chi phí. Tuy không chiếm tỷ trọng lớn trong công trình xây dựng (Trừ công trình xây lắp bằng máy)

Tuy nhiên các vấn đề được kiểm tra về máy như:

Chú ý về bảng tính khấu hao máy , nếu muốn khấu hao máy cao hơn so với thực tế. Vì thường nếu thiếu chi phí thì cần khấu hao nhanh hơn so với thực tế do đó cần đăng ký cụ thể với cơ quan thuế để tăng giá trị tính khấu hao lên.

Nếu trong trường hợp bạn không nộp định mức khấu hao máy. Thì sẽ bị át theo việc tính khấu hao của nhà nước. Khi đó phần vênh của việc bạn khấu hao sai so với quy định sẽ bị cơ quan thuế gạt chi phí này ra là chắc chắn.

Thuế sẽ quan tâm tới định mức tiêu hao nhiên liệu cho máy. Nếu công ty bạn có phát sinh  máy dùng bằng dầu. Thì cần phải đăng ký định mức tiêu hao nhiên liệu với cơ quan thuế. -> Nếu các loại máy móc tiêu hao nhiên liệu được đăng ký với cơ quan thuế. Thì khi bạn đưa nhiên liệu tiêu hao vào cho máy nếu có cao hơn thực tế thì vẫn được cơ quan thuế chấp nhận.

Còn nếu không sẽ bị áp theo khung của nhà nước ở mức thấp

Vấn đề 4 – Kinh nghiệm quyết toán thuế với cơ quan thuế:

4.1. Kiểm tra nội dung xuất hóa đơn cho mỗi công trình xây dựng hoàn thành. Hoặc nghiệm thu hoàn thành theo giai đoạn từ đó soát lại:

– Hợp đồng thi công để thuế kiểm tra thời gian thi công. Giá trị hợp đồng thi công, thời gian kết thúc. Để kiểm tra chéo với nội dung xuất hóa đơn từng công trình:

– Kiểm tra bộ hồ sơ thanh toán có đủ  theo điều 20 của nghị định 37/2015/ND-CP.

+ Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực tế. (Tăng hoặc giảm so với khối lượng theo hợp đồng). Trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn ( nếu có) và đại diện bên nhận thầu.

+ Đề nghị thanh toán

+ Thanh lý hợp đồng thi công

4.2. Sau khi kiểm tra nội dung xuất hóa đơn cho mỗi công trình xây dựng hoàn thành

Nếu như cơ quan thuế phát hiện ngày xuất hóa đơn vượt quá 10 ngày so với ngày nghiệm thu quy định trên hợp đồng -> Phạt. Nếu trong trường hợp hóa đơn xuất vào thời gian khác với quý bắt buộc nghiệm thu. Thì sẽ điều chỉnh lại thuế về đúng quý phát sinh doanh thu – thuế GTGT đầu ra.

– Kiểm tra hóa đơn xuất doanh thu- thuế GTGT bán ra có khớp với tổng giá trị thanh toán trên hợp đồng thi công hai bên không.

Trên đây là các Kinh nghiệm quyết toán thuế với cơ quan thuế. Mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng các bạn học viên. Về các vấn đề mà cơ quan thuế hay hỏi. Trong quá trình quyết toán.

Để mở rộng hơn kiến thức và kinh nghiệm làm Kế toán Xây Dựng. Các bạn hãy tham khảo

Khóa học kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp xây dựng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *