Kế toán kho và những công việc của kế toán kho

Mỗi một lĩnh vực kế toán sẽ có những công việc cụ thể khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn những việc mà một người kế toán kho phải thực hiện:

1. Công việc của kế toán kho

Lập báo cáo xuất nhập tồn kho là một trong những công việc mà kế toán kho cần thực hiện
Lập báo cáo xuất nhập tồn kho là một trong những công việc mà kế toán kho cần thực hiện

– Kiểm tra tính hợp lệ của các hóa đơn, chứng từ liên quan trước khi thực hiện Nhập/ xuất kho
– Hạch toán việc nhập xuất kho, vật tư, đảm bảo sự chính xác và phù hợp của các khoản mục chi phí và vụ việc công trình.
– Phối hợp với kế toán công nợ đối chiếu số liệu phát sinh hàng ngày.
-Xác nhận kết quả kiểm, đếm, giao nhận hóa đơn, chứng từ và ghi chép sổ sách theo quy định.
– Lập chứng từ nhập xuất, hóa đơn bán hàng.
– Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn.
– Kiểm soát nhập xuất tồn kho.

– Thường xuyên: kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, hàng hóa vật tư trong kho được sắp xếp hợp lý chưa, kiểm tra thủ kho có tuân thủ các qui định của công ty. Đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán.
– Trực tiếp tham gia kiểm kê đếm số lượng hàng nhập xuất kho cùng thủ kho, bên giao, bên nhận.
– Tham gia công tác kiểm kê định kỳ ( hoặc đột xuất).
– Chịu trách nhiệm biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế.
– Nộp chứng từ và báo cáo kế toán theo quy định

Hàng háng

  • Lập báo cáo xuất nhập tồn kho
  • Tham gia kiểm kho cùng thủ kho
  • Thực hiện các công việc phát sinh khác theo sự phân công của cấp trên

2. Công việc của thủ kho

a. Nhiệm vụ cụ thể

+ Kiểm tra các yêu cầu nhập/ xuất các tài sản, công cụ, dụng cụ, hàng thực phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu theo đúng quy định.
Lập thẻ kho theo dõi hàng tồn kho
– Thực hiện việc nhập, xuất các tài sản, công cụ dụng cụ, hàng thực phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệ cho các bộ phận liên quan.
– Có trách nhiệm báo cáo với Trưởng phòng kế toán, quản lý các bộ phận lượng hàng tồn kho khi có yêu cầu.
– Sắp xếp kho hàng hóa gọn gàng, ngăn nắp đúng chủng loại, đúng quy cách, đúng dòng hàng . Đảm bảo nguyên tắc ” Dễ lấy, dễ thấy, dễ tìm”
– Với những dòng hàng mau hỏng phải quản lý theo nguyên tắc ” Nhập trước xuất trước,….”
– Lập sơ đồ kho và quản lý theo sơ đồ
– Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc phòng cháy chữa cháy
– Trực tiếp kiểm, đếm, giao nhận hàng hóa trong quá trình Nhập/Xuất kho
– Phát hiện chênh lệch, báo cáo và tìm nguyên nhân, đề xuất các biện pháp xử lý.
– Bố trí, bảo quản, vệ sinh khu vực trong và xung quanh kho

b. Hàng tháng

  • Thực hiện kiểm kê( phối hợp với phòng kho, phòng vật tư) tham gia kiểm kho hàng hóa
  • Báo cáo nhập xuất tồn vật tư, công cụ
  • Báo cáo kiểm kê để đối chiếu trình hình tồn kho vật tư, công cụ dụng cụ trên thực tế và sổ sách kế toán.

Kế toán kho là công việc đòi hỏi sự tập trung và sự cẩn thận cao độ. Những phẩm chất này không phải ai cũng có nếu không được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp. Chính vì thế, các bạn có thể tham khảo các khóa học kế toán của Lamketoan.vn để trải nghiệm sự tận tâm, nhiệt tình của đội ngũ nhân viên và giáo viên.

Hãy để chúng tôi giúp đỡ bạn trở thành một kế toán giỏi!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *