Một số điều cơ bản cần biết về thuế giá trị gia tăng

Dưới đây là một số điều cơ bản cần biết về thuế giá trị gia tăng mà lamketoan.edu.vn cung cấp đến cho các bạn đọc để các bạn có thể tìm hiểu để nâng cao kiến thức chuyên môn.

Một số điều cơ bản cần biết về thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu và áp dụng bắt đầu từ Pháp vào năm 1954.

Nguồn gốc và khái niệm thuế giá trị gia trăng

Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu và áp dụng bắt đầu từ Pháp vào năm 1954.

Và tại Việt Nam luật thuế giá trị gia tăng được thông qua và ban hành có hiệu lực từ ngày 01-01-1999 tại kỳ họp thứ 11 Quốc học khóa 9.

Thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia trăng là một loại thuế gián thu trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến khâu cuối cùng tiêu thụ và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

Đối tượng tính thuế, đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế.

+ Đối tượng tính thuế: là hàng hóa dịch vụ tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa mua của nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định của pháp luật.

+ Đối tượng chịu thuế: Người tiêu dùng.

+ Đối tượng nộp thuế: các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT.

Cách tính thuế giá trị gia tăng

Để tính thuế giá trị gia tăng người ta căn cứ vào giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ và thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó. Thuế suất được quy định có ba mức là 0%, 5% và 10%.

Thuế giá trị gia tăng phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp:

– Phương pháp khấu trừ:

Đối tượng áp dụng: Tất cả các đối tượng trong diện nộp thuế giá trị gia tăng.

Cách tính:

Số thuế GTGT phải nộp được khấu trừ = (Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào).

Hoặc

– Phương pháp trực tiếp:

Đối tượng áp dụng: Các cá nhân sản xuất, kinhdoanh chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

Cách tính:

Số thuế GTGT phải nộp = (GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra- Thuế suất thuế GTGT).

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về thuế giá trị gia tăng, nếu cần biết thêm chi tiết hoặc có nhu cầu tham gia khóa học kế toán hãy liên hệ với lamketoan.edu.vn để được tư vấn chi tiết và nâng cao trình độ kế toán chuyên môn của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...