Xử lý trường hợp hoá đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung?

Hóa đơn điện tử hợp lệ hợp pháp cần có đầy đủ các nội dung cần thiết, theo đúng quy định như hóa đơn giấy. Với những trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ nội dung sẽ bị xử phạt. Vậy, mức xử phạt doanh nghiệp như thế nào? Kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ bạn đọc trong bài viết dưới đây.

hoá đơn điện tử
Xử lý trường hợp hoá đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung?

1. Các mức xử phạt khi hóa đơn điện tử không đủ nội dung

Tại Khoản 1, Điều 11, Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 quy định về hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ như sau:

Phạt cảnh cáo

  • Đối với hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc theo quy định. 
  • Trừ các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải lập đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 
  • Nếu các nội dung này không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ.
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân đã lập hóa đơn và không lập đủ các nội dung bắt buộc theo quy định nhưng tự phát hiện ra và lập hóa đơn mới điều chỉnh, bổ sung các nội dung bắt buộc theo quy định thì không bị xử phạt.

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng  

  • Đối với hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc theo quy định. 
  • Trừ các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải lập đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Đâu là các nội dung bắt buộc cần phải có trên hoá đơn điện tử?

Tại Khoản 1, Điều 6 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP có quy định cụ thể về các nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn điện tử, cụ thể:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;
  • Tổng số tiền thanh toán;
  • Tổng số tiền thanh toán;
  • Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có);
  • Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán;
  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
  • Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
  • Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).

3. Không bắt buộc có đầy đủ nội dung với 1 số trường hợp hoá đơn điện tử

Căn cứ hướng dẫn của Thông tư 68, trên hóa đơn điện tử (HĐĐT) không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua (bao gồm cả trường hợp lập hoá đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài). Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hoá đơn điện tử do người bán lập thì hoá đơn điện tử có chữ ký số, ký điện tử của người bán và người mua theo thỏa thuận giữa hai bên. 
  • Hoá đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh, thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua.
  • Hoá đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh, thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT). Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ hoá đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh theo quy định và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
  • Hoá đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký điện tử, chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là HĐĐT do cơ quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế GTGT. Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
  • Chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website hệ thống thương mại điện tử, được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hoá đơn điện tử, thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, thuế suất thuế GTGT, mã số thuế, địa chỉ người mua, chữ ký số, chữ ký điện tử người bán.
kế toán
Đồ họa: D.Thái

Nội dung của hoá đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung nhưng phải có:

  • Số hóa đơn: là thông tin số trên hóa đơn được tạo từ máy tính tiền theo dãy số tự nhiên liên tục.
  • Tên cửa hàng, quầy hàng của từng cơ sở kinh doanh (trường hợp có nhiều cửa hàng, quầy hàng);
  • Mã số thuế của người bán;
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ;
  • Tổng số tiền thanh toán;
  • Chữ ký số của người bán hoặc chữ ký điện tử của người bán theo hình thức mã xác thực giao dịch điện tử;
  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
  • Mã của cơ quan thuế

4. Áp dụng hoá đơn điện tử có mã dành riêng Doanh nghiệp có rủ ro về thuế

– DN có vốn chủ sở hữu dưới 15 tỷ đồng và có một trong các dấu hiệu như:

– Không có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp các cơ sở vật chất (nhà máy; xưởng sản xuất; kho hàng; phương tiện vận tải; cửa hàng và các cơ sở vật chất khác);

– DN kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi;

– DN có giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền…

Phía Tổng cục Thuế có trách nhiệm xây dựng tiêu chí rủi ro, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền. Xây dựng quy trình nghiệp vụ và hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng thống nhất trong toàn quốc, nhằm đánh giá, xác định các trường hợp có dấu hiệu rủi ro trong việc phát hành và sử dụng hóa đơn. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp (cục thuế, chi cục thuế) có trách nhiệm thông báo cho DN, tổ chức kinh tế thuộc loại rủi ro cao về thuế.

Các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong các lĩnh vực điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị… sẽ áp dụng hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

DN, tổ chức kinh tế có sử dụng hoá đơn điện tử thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thực hiện áp dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trong 12 tháng hoạt động liên tục. Sau thời gian 12 tháng, DN, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp rủi ro nếu được cơ quan thuế qua rà soát, xác định không rủi ro, đáp ứng được điều kiện sử dụng hoá đơn điện tử không mã và có đề nghị sử dụng hoá đơn điện tử không có mã, thì thực hiện đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP

Trên đây là các mức phạt đối với hóa đơn điện tử không có đầy đủ nội dung và một số trường hợp không cần đủ nội dung có trên hoá đơn điện tử tham khảo nguồn Thời báo Tài chính Việt Nam. Kế toán viên cần lưu ý để tránh sai sót khi viết hóa đơn điện tử nhé.

Có 2 bình luận

  1. Sam My đã viết:

    cho e hỏi cty e hiện đang tạm ngưng 2022. Nhưng hóa đơn bắt chuyển đổi sang điện tử 1/7/22. 
    Vậy sau thời gian tạm ngưng bên e mới tiến hành chuyển đổi đúng ko ạ? Và có bị phạt nếu chuyển đổi sau tgian ko

    • Admin Kế Toán Việt Hưng đã viết:

      Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau: 

      Trường hợp này khi nào hết thời gian tạm ngưng thì bạn hủy hóa đơn cũ và đăng ký hóa đơn theo TT78 sau nhé

      Bạn muốn đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh nhất về nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan/ của chúng tôi nhé! Hotline tư vấn về khóa học: 0988.680.223

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *