Nhiệm vụ của kế toán bán hàng là ghi chép lại tất cả các công việc liên quan đến bán hàng, hóa đơn bán hàng, ghi sổ chi tiết doanh thu hàng bán, thuế GTGT… Phân hệ kế toán công nợ phải thu liên kết số liệu với phân hệ kế toán bán hàng, kế toán tiền mặt,…
1. Vai trò của kế toán bán hàng
- Kế toán bán hàng kiểm soát, hạn chế được sự thất thoát hàng hoá. Phát hiện được những hàng hoá chậm luân chuyển để có biện pháp xử lý thích hợp nhằm thúc đẩy quá trình tuần hoàn vốn.
- Các số liệu mà kế toán bán hàng cung cấp giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được mức độ hoàn chỉnh về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Từ đó tìm những biện pháp thiếu sót mất cân đối giữa khâu mua – khâu dự trữ và khâu bán để có biện pháp khắc phục kịp thời…
- Thông qua số liệu mà kế toán bán hàng, đối tác của doanh nghiệp biết được khả năng mua – dự trữ – bán các mặt hàng của doanh nghiệp để từ đó có quyết định đầu tư, cho vay vốn…
Kế toán bán hàng giữ vai trò là công cụ đắc lực không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Ngoài các công việc cơ bản của một kế toán, kế toán bán hàng cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
2. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng
- Kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện, kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận, phân phối lợi nhuận và kỷ luật thanh toán, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản chi phí bán hàng thực tế đã phát sinh trong kỳ và kết chuyển (hay phân bổ) chi phí bán hàng cho hàng tiêu thụ, làm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh.
- Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng hóa dịch vụ phục vụ cho việc chỉ đạo và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tham mưu cho các lãnh đạo, cấp trên về các giải pháp để thúc đẩy quá trình bán hàng (nhiệm vụ của kế toán bán hàng)
- Xác định chính xác giá mua thực tế của lượng hàng hóa đã được tiêu thụ. Đồng thời phân bổ chi phí mua hàng cho hàng tiêu thụ nhằm xác định kết quả bán hàng.
- Kiểm tra chặt chẽ, đôn đốc tình hình thu hồi đồng thời quản lý tiền hàng, quản lý khách hàng nợ, theo dõi chi tiết từng khách hàng, lô hàng , số tiền khách nợ, thời hạn và tình hình trả nợ,…
- Lập báo cáo bán hàng theo quy định: Báo cáo doanh số bán hàng theo nhân viên, phân tích doanh số theo mặt hàng, chủng loại,…. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn bán hàng, báo cáo về đối soát với kế toán kho, công nợ, ngân hàng,….
- Ghi chép đầy đủ kịp thời khối lượng thành phẩm hàng hoá dịch vụ bán ra và tiêu thụ nội bộ, tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàng đã bán,chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản chi phí khác nhằm xác định kết quả bán hàng.
- Tính toán và phản ánh chính xác tổng giá trị thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra, gồm cả doanh thu bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, thuế giá trị gia tăng đầu ra của từng nhóm mặt hàng hóa khác nhau, từng hóa đơn bán hàng hay từng khách hàng, từng đơn vị trực thuộc,…
3. Công việc của kế toán bán hàng
- Thực hiện tất cả các nghiệp vụ kế toán bán hàng phát sinh trong doanh nghiệp từ số lượng, giá trị của hàng hóa nhập vào và xuất ra, chiết khấu thương mại…
- Quản lý sổ sách và chứng từ liên quan đến bán hàng trong doanh nghiệp
- Tư vấn và chăm sóc khách hàng (nhiệm vụ của kế toán bán hàng)
- Làm hợp đồng mua bán hàng với đối tác và khách hàng, đốc thúc công nợ
- Lên danh sách cập nhật giá cả và sản phẩm mời tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp công tác
- Quản lý thông tin của khách hàng, nhà cung cấp
- Quản lý tất cả sổ sách, chứng từ liên quan tới mua bán hàng ở doanh nghiệp
Trên đây là những nhiệm vụ cơ bản mà kế toán bán hàng phải thực hiện trong công tác nghiệp vụ của mình. Chúc bạn thành công!
BÀI LIÊN QUAN: