Kế toán nhà hàng

Công việc của một kế toán nhà hàng

Để làm tốt công việc của một Kế toán nhà hàng. Ta cần tìm hiểu rõ các thông tin liên quan đến hoạt động của nhà hàng đó để xác định công việc của mình.

Tham khảo:

Các khóa học mà bạn có thể tham khảo

Kế toán nhà hàng cần làm gì

nha-hang-2-1

Yếu Tố nguyên vật liệu đầu vào đối với kế toán nhà hàng

1. Theo dõi hàng hoá xuất nhập

– Nhận, quản lý các chứng từ nhập/xuất từ bộ phận kho, mua hàng.

– Hạch toán các chứng từ vào phần mềm hàng ngày.

– Thường xuyên nhắc nhở các bộ phận liên quan chuyển giao chứng từ đúng hạn.

– Xem xét tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ xuất nhập theo quy định của công ty.

– Báo cáo kịp thời GĐ các trường hợp xuất nhập không đúng theo nguyên tắc kế toán.

2.  Kiểm soát giá cả hàng hoá mua vào

– Nhận các báo giá của nhà cung cấp.

– Theo dõi việc tăng giảm giá của các nhà cung cấp.

– Định kỳ hàng tháng kiểm tra giá cả trên thị trường và so sánh với giá của nhà cung cấp.

– Kiểm tra tính chính xác về giá, nhà cung cấp với hàng hoá mua ngoài.

3. Quản lý định mức tồn kho, đặt hàng

– Xem xét số lượng xuất hàng hàng ngày so với định mức tồn kho quy định của bar.

– Xem xét số lượng đặt hàng yêu cầu so với số lượng đặt hàng max đã quy định.

– Báo cáo và có hướng xử lý với GD về các trường hợp không thực hiện đúng định mức tồn kho và số lượng đặt hàng.

4.  Kiểm soát hàng tồn kho, xuất nhập tồn

– Định kỳ kiểm tra 2 mặt hàng/tuần theo số lượng xuất nhập tồn và số lượng hàng hoá thực tế trong kho.

– Hàng tháng, kết hợp cùng thủ kho kiểm kê số lượng hàng hoá tồn thực tế trong kho, bếp, bar và báo cáo Giám đốc.

5. Phối hợp kế toán thanh toán cho nhà cung cấp

– Hỗ trợ kế toán thanh toán trong việc xem xét các số liệu nhập hàng để thanh toán cho nhà cung cấp.

6. Quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ

– Theo dõi số lượng tài sản, công cụ mua về và nhập vào phần mềm.

– Hỗ trợ kế toán thanh toán trong việc thanh toán cho nhà cung cấp.

– Theo dõi số lượng tài sản tăng giảm định kỳ hàng tháng.

– Kết hợp phòng nhân sự để đánh giá số liệu công cụ hư hỏng hàng tháng và trừ vào quỹ phí dịch vụ.

– Tổ chức việc quản lý tài sản cố định, các máy móc, công cụ quan trọng như dán nhãn, theo dõi chi phí .

– Tổ chức kiểm kê thực tế tài sản, máy móc, công cụ hàng tháng.

– Theo dõi hoạt động xây dựng cơ bản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...