Kế toán tài sản cố định và phân loại tài sản cố định trong đơn vị HCSN

Kế toán tài sản cố định trong đơn vị HCSN đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài sản cố định của doanh nghiệp, tổ chức. Để thuận lợi quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp, kế toán viên cần phải phân loại tài sản cố định. Hãy tham khảo bài viết ngay sau đây của Việt Hưng để hiểu hơn về kế toán tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp.

tài sản cố định
Kế toán tài sản cố định và phân loại tài sản cố định trong đơn vị HCSN

1. Kế toán tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp

TSCÐ là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài. Theo quy định hiện hành, những tài sản sử dụng cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị HCSN thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau được coi là TSCÐ:

  • Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên;
  • Thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.

⇒ Đối với các TSCĐ sử dụng trong SXKD của đơn vị HCSN, tiêu chuẩn về giá trị và thời gian được quy định như trong các doanh nghiệp.

Trong một số trường hợp đặc biệt, có những tài sản ở đơn vị hành chính sự nghiệp không đủ hai tiêu chuẩn trên nhưng vẫn được xếp vào TSCĐ như các bộ sách quý về chuyên môn, khoa học, lịch sử… ở các viện nghiên cứu, thư viện, bảo tàng; các di vật lịch sử, các kỷ vật, lưu niệm… có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao v.v…

Các tư liệu lao động sau đây dù có đủ tiêu chuẩn về giá trị nhưng dễ hỏng, dễ vỡ nên không coi là TSCĐ: Các dụng cụ bằng thuỷ tinh, sành sứ… (trừ các dụng cụ thí nghiệm, nghiên cứu khoa học).

Ngoài ra còn có các TSCĐ vô giá, bao gồm các tài sản đặc biệt, không thể đánh giá được bằng giá trị nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về mặt hiện vật (các cổ vật, các bộ sách cổ, hiện vật trong các bảo tàng…).

2. Quy định về tài sản cố định trong đơn vị HCSN

Theo Điều 6 Thông tư Số 62/2014/TT-BTC về phân loại tài sản cố định:

Điều 6. Phân loại tài sản cố định

1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản, bao gồm:

a) Tài sản cố định hữu hình

– Loại 1: Nhà, gồm: Nhà làm việc, nhà kho, nhà hội trường, nhà câu lạc bộ nhà văn hóa, nhà tập luyện và thi đấu thể thao, nhà bảo tồn bảo tàng, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, nhà xưởng, phòng học, nhà giảng đường, nhà ký túc xá, nhà khám bệnh, nhà an dưỡng, nhà khách, nhà ở, nhà công vụ, nhà công thự, nhà khác.

– Loại 2: Vật kiến trúc, gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân chơi thể thao, sân vận động, bể bơi, trường bắn, kè, đập, đê, cống, kênh, mương máng, bến cảng, ụ tàu, giếng khoan, giếng đào, tường rào, vật kiến trúc khác.

– Loại 3: Phương tiện vận tải, gồm:

+ Phương tiện vận tải đường bộ (xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện vận tải đường bộ khác);

+ Phương tiện vận tải đường thủy, gồm: Tàu biển chở hàng hóa; tàu biển chở khách; tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy; tàu chở hàng đường thủy nội địa; tàu chở khách đường thủy nội địa; phà đường thủy các loại; ca nô, xuồng máy các loại; ghe, thuyền các loại; phương tiện vận tải đường thủy khác.

+ Phương tiện vận tải đường không (máy bay);

+ Phương tiện vận tải đường sắt;

+ Phương tiện vận tải khác.

– Loại 4: Máy móc, thiết bị văn phòng, gồm: Máy vi tính để bàn; máy vi tính xách tay; máy in các loại; máy chiếu các loại; máy fax; máy hủy tài liệu; máy Photocopy; thiết bị lọc nước các loại; máy hút ẩm, hút bụi các loại; ti vi, đầu Video, các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác; máy ghi âm; máy ảnh; thiết bị âm thanh các loại; tổng đài điện thoại, điện thoại cố định, máy bộ đàm, điện thoại di động; thiết bị thông tin liên lạc khác; tủ lạnh, máy làm mát; máy giặt; máy điều hòa không khí; máy bơm nước; két sắt các loại; bộ bàn ghế ngồi làm việc; bộ bàn ghế tiếp khách; bàn ghế phòng họp, hội trường, lớp học; tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặc trưng bày hiện vật; thiết bị mạng, truyền thông; thiết bị điện văn phòng các loại; thiết bị điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu; các loại thiết bị văn phòng khác.

– Loại 5: Thiết bị truyền dẫn, gồm: phương tiện truyền dẫn khí đốt, phương tiện truyền dẫn điện, phương tiện truyền dẫn nước, phương tiện truyền dẫn các loại khác.

– Loại 6: Máy móc, thiết bị động lực.

– Loại 7: Máy móc, thiết bị chuyên dùng.

– Loại 8: Thiết bị đo lường, thí nghiệm.

– Loại 9: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.

– Loại 10: Tài sản cố định hữu hình khác.

b) Tài sản cố định vô hình

– Loại 1: Quyền sử dụng đất.

– Loại 2: Quyền tác giả.

– Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.

– Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.

– Loại 5: Phần mềm ứng dụng.

– Loại 6: Tài sản cố định vô hình khác.

2. Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản, bao gồm:

a) Tài sản cố định hình thành do mua sắm;

b) Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng;

c) Tài sản cố định được điều chuyển đến;

d) Tài sản cố định được tặng cho;

đ) Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác.

3. Danh mục tài sản cố định hữu hình tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Hạch toán kế toán tài sản cố định theo thông tư 107/2017/TT-BTC

3.1 Tài khoản hạch toán

Hạch toán kế toán TSCĐ sử dụng 2 tài khoản:

TK 211 – TSCĐ hữu hình

TK 213 – TSCĐ vô hình

Các tài khoản liên quan: TK 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ, TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu.

TK 211 được chia thành 7 tài khoản cấp 2, tương ứng với cách phân loại tài sản theo Thông tư số 162/2014/TT-BTC quy định về quản lý, tính hao mòn TSCĐ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước. Theo đó, các TK cấp 2 bao gồm:

TK 2111 – Nhà cửa, vật kiến trúc

TK 2112 – Phương tiện vận tải

TK 2113 – Máy móc, thiết bị

TK 2114 – Thiết bị truyền dẫn

TK 2115 – Thiết bị đo lường, thí nghiệm

TK 2116 – Cây lâu năm, súc vật làm việc

TK 2118 – TSCĐ hữu hình khác

TK 213 chia thành 6 tài khoản cấp 2, bao gồm:

TK 2131 – Quyền sử dụng đất

TK 2132 – Quyền tác quyền

TK 2133 – Quyền sở hữu công nghiệp

TK 2134 – Quyền đối với giống cây trồng

TK 2135 – Phần mềm ứng dụng

TK 2138 – TSCĐ vô hình khác

3.2 Kế toán giảm tài sản cố định

a. Giảm TSCĐ do nhượng bán, thanh lý, mất, điều chuyển:

– TSCĐ hình thành từ nguồn NSNN

Nợ TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ

Có TK 211,213

– TSCĐ hình thành bằng Quỹ phúc lợi:

Nợ TK 43122

Nợ TK 214

Có TK 211

– TSCĐ hình thành bằng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp:

Nợ TK 43142

Nợ TK 214

Có TK 211

b. TSCĐ giảm do không đủ tiêu chuẩn chuyển thành công cụ dụng cụ:

b1. TSCĐ hình thành từ nguồn NS cấp hoặc nguồn phí được khấu trừ, để lại:

– Ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế)

Nợ TK 611, 614 – (trường hợp giá trị còn lại nhỏ)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (trường hợp giá trị còn lại lớn)

Có TK 211, 213

Đồng thời, kết chuyển phần giá trị còn lại của TSCĐ:

Nợ TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (trường hợp giá trị còn lại nhỏ)

Có TK 511, 514

– Định kỳ phân bổ chi phí trả trước vào chi phí:

Nợ TK 611, 614

Có TK 242

Đồng thời kết chuyển phần giá trị còn lại của TSCĐ vào TK thu tương ứng:

Nợ TK 366

Có TK 511,514

b2. TSCĐ hình thành từ các Quỹ (Qũy phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp):

Nợ TK 214 – Lũy kế hao mòn

Nợ TK 431 – Giá trị còn lại

Có TK 211,213

3.3 Kế toán tăng tài sản cố định

a. Rút dự toán ngân sách mua TSCĐ:

Nợ TK 211, 213

Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611)

Đồng thời, ghi:

Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động

b. Sử dụng kinh phí được cấp bằng Lệnh chi tiền thực chi để mua sắm tài sản:

Nợ TK 211, 213

Có TK 112

Đồng thời:

Nợ TK 337 – Tạm thu (3371)

Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611)

Đồng thời, ghi:

Có TK 012 – Lệnh chi tiền thực chi

b. TSCĐ tăng do mua sắm bằng nguồn phí được khấu trừ, để lại:

Nợ TK 211, 213

Có TK 111,112,331…(chi phí mua, vận chuyển, bốc dỡ…)

Đồng thời, ghi:

Có TK 014 – Phí được khấu trừ, để lại

Đồng thời:

Nợ TK 337 – Tạm thu (3373)

Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36631)

c. Mua sắm TSCĐ bằng Quỹ phúc lợi:

Nợ TK 211, 213

Có TK 111,112,331…

Đồng thời, ghi:

Nợ TK 43121

Có TK 43122

d. Mua sắm TSCĐ bằng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp:

Nợ TK 211, 213

Có KT 111,112,331…

Đồng thời, ghi:

Nợ TK 43141

Có TK 43142

e. TSCĐ tiếp nhận do được cấp trên cấp kinh phi hoạt động bằng TSCĐ hoặc tiếp nhận TSCĐ từ đơn vị khác:

– Tiếp nhận TSCĐ mới:

Nợ TK 211,213

Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611)

– Tiếp nhận TSCĐ đã qua sử dụng:

Nợ TK 211,213

Có TK 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ

Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611)

Kế toán Việt Hưng đã chia sẻ bạn đọc công việc, nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định. Cũng như phân loại tài sản cố định trong đơn vị HCSN. Hy vọng bài viết trở thành tài liệu tham khảo hữu ích với bạn đọc.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...