Kế toán bán hàng có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp và còn cả với nền kinh tế quốc dân. Từ góc độ bản thân doanh nghiệp, có bán hàng mới có thu nhập để bù đắp những chi phí bỏ ra, có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao đời sống của người lao động. Do đó, kế toán bán hàng là vị trí thiết yếu trong doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty thương mại.
1. Khái niệm về bán hàng
– Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại
– Đây là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá người mua và doanh nghiệp thu tiền về hoặc được quyền thu tiền
– Xét về góc độ kinh tế: Bán hàng là quá trình hàng hoá của doanh nghiệp đựơc chuyển từ hình thái vật chất (hàng) sang hình thái tiền tệ (tiền)
– Quá trình bán hàng ở các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng có những đặc điểm chính sau đây:
– Có sự trao đổi thoả thuận giữa người mua và người bán, nguời bán đống ý bán, người mua đồng ý mua, họ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.
– Có sự thay đổi quyền sở hữu về hàng hoá: người bán mất quyền sở hữu, người mua có quyền sở hữu về hàng hoá đã mua bán. Trong quá trình tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng một khối lượng hàng hoá và nhận lại của khách hàng một khoản gọi là doanh thu bán hàng. Số doanh thu này là cơ sở để doanh nghiệp xác định kết quả kinh doanh của mình
1. Chức năng – nhiệm vụ của kế toán bán hàng
– Phản ánh và giám đốc kịp thời, chi tiết khối lượng hàng hoá dịch vụ mua vào, bán ra, tồn kho cả về số lượng, chất lượng và giá trị. Tính toán đúng đắn giá vốn của hàng hoá và dịch vụ đã cung cấp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác nhằm xác định kết quả bán hàng.
– Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bán hàng, doanh thu bán hàng của đơn vị, tình hình thanh toán tiền hàng, nộp thuế với Nhà nước.
– Phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng để xác định kết quả bán hàng, đôn đốc, kiểm tra, đảm bảo thu đủ và kịp thời tiền bán hàng, tránh bị chiếm dụng vốn bất hợp lý.
– Cung cấp thông tin chính xác trung thực, lập quyết toán đầy đủ kịp thời để đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Công việc của một kế toán bán hàng sẽ phải liên quan tới vấn đề ghi nhận doanh thu bán hàng, giá vốn cũng như các loại chi phí phát sinh ( chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,…) và quan trọng hơn là xác định kết quả kinh doanh.
2. Công việc thực tế hàng ngày phải làm của một kế toán bán hàng
- Tiến hành các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan tới công tác tiêu thụ hàng hóa: ví dụ như lập hợp đồng hay làm báo giá chẳng hạn.
- Chăm sóc khách hàng, tích cực và kiên nhẫn khi tư vấn cho khách hàng về những thắc mắc liên quan tới sản phẩm hay chính sách giá cả.
- Thường xuyên cập nhật giá cả và các sản phẩm mới để luôn nắm rõ tình hình các mặt hàng.
- Theo dõi thông tin khách hàng, các loại chứng từ và sổ bán hàng của công ty.
- Đốc thúc công nợ, làm thẻ cho các khách hàng VIP,…
- Lập hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng; tập hợp các hóa đơn bán hàng ( cả hàng hóa và dịch vụ)
- Cập nhật, ghi chép, phản ánh kịp thời các thông tin về giao nhận hàng hóa, kiểm tra cả số lượng, đơn giá của sản phẩm để làm căn cứ xuất hóa đơn cho khách hàng)
- Lập bảng kê chi tiết các hóa đơn bán hàng và tính tổng giá trị hàng đã bán, thuế GTGT trong ngày
- Tính toán và phản ánh doanh thu bán hàng, thuế giá trị gia tăng đầu ra của từng nhóm hàng hóa,…
- Lập các loại báo cáo như danh mục hàng hóa bán ra, báo cáo công nợ phải thu,…
- Trợ giúp các bộ phận kế toán khi cần thiết.
Tùy theo loại hình doanh nghiệp, đặc trưng của từng doanh nghiệp mà những công việc trên của một kế toán bán hàng có thể thay đổi. Nhưng nhìn chung, đó là những công việc cơ bản mà mỗi người kế toán bán hàng cần hoàn thành tốt để đảm bảo chu trình vận hành hiệu quả. Công việc này đòi hỏi người đảm nhiệm phải có những kỹ năng cơ bản như tin học văn phòng cũng như các kỹ năng mềm, nắm rõ những quy định liên quan tới chuyên môn.
VD1: Báo cáo Nhập_Xuất_Tồn hàng hoá (TK 156) tại Doanh nghiệp Điện Quang
VD2: Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá bán ra
VD3: Tại chi nhánh Điện quang, kết quả bán hàng được xác định như sau
DN áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC, kết quả bán hàng được xác định theo công thức
Trong đó:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định như sau:
Việc đó xác định kết quả bán hàng được thực hiện vào cuối mỗi tháng khi đó kế toán sẽ tính được kết quả bán hàng của tháng đó là lãi hay lỗ.
Trong tháng 1 năm 2019, kế toán chi nhánh Điện Quang đã hạch toán kết quả bán hàng như sau:
* Phản ánh doanh thu bán hàng
+ Doanh thu bằng tiền mặt.
Nợ TK 111 954.468.000
Có TK 511 954.468.000
+ Doanh thu bằng tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 112 516.728.000
Có TK 511 516.728.000
* Doanh thu trả chậm
Nợ TK 131 655.946.000
Có TK 511 655.946.000
* Trong tháng 1 năm 2019 tại chi nhánh không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu, do đó trong phần này họ phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu.
* Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng
Nợ TK 511: 2.127.142.000
Có TK 911: 2.127.142.000
* Phản ánh trị giá vốn hàng bán
Nợ TK 632: 1561.940.000
Có TK 156: 1561.940.000
* Kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK 911 : 1561.940.000
Có TK 632: 1561.940.000
* Kết chuyển CPBH
Nợ TK 911: 20.585.000
Có TK 641: 20.585.000
Kết quả tiêu thụ tháng 1 năm 2019 được xác định như sau:
Kết quả tiêu thụ | = 2.127.142.000 – 1561.940.000- 20.585.000 = 544.617.000 |
Sau đó kế toán ghi.
Nợ TK 911: 868.951.000
Có TK 421: 868.951.000
Như vậy, kết quả kinh doanh của chi nhánh Công ty trong tháng 1 năm 2004 là có lãi. Kế toán phản ánh tổng hợp tính hình tiêu thụ hàng hoá, tình hình thanh toán với người mua kết quả lãi của Công ty trong tháng 1 năm 2019 trên NKCT số 8 như sau
VD 4: Giá vốn
Tại chi nhánh Điện Quang hiện tại tình hình trị giá hàng xuất kho theo giá đích danh. Do đó khi xuất lô hàng nào thì sẽ tính theo giá đích danh của lô hàng đó
Giá vốn của lô hàng hoá xuất kho trong tháng được kế toán tập hợp như sau Đơn giá của đèn 1m2 xuất bán là: 6800 đồng/bóng Đơn giá của đèn 25W xuất bán là: 1580 đồng/bóng Đơn giá của đèn nằm 40W xuất bán là : 1920 đồng/bóng
Như vậy trị giá vốn là:
Đèn 1m2 = (2 x 20) x 6800=272000
Đèn 25W= (1 x 100) x 1580= 158000
Đèn 40W = (2 x 100) x 1920 = 384000
Hy vọng rằng, thông qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về vị trí kế toán bán hàng trong doanh nghiệp. Chúc các bạn thành công!!!