Cách tính mức lương cơ bản trong các doanh nghiệp

Mức lương cơ bản là một khái niệm quen thuộc của người lao động và cán bộ công chức, viên chức. Tuy nhiên, lương cơ bản lại không phải là một khái niệm được quy định trong luật. Vậy cách tính mức lương cơ bản trong các doanh nghiệp như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của kế toán Việt Hưng nhé!

mức lương cơ bản
Cách tính mức lương cơ bản trong các doanh nghiệp

1. Thế nào là lương cơ bản?

Là mức lương thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động trong hợp đồng lao động, tùy thuộc vào tính chất, yêu cầu của từng công việc cụ thể. Mức lương cơ bản là cơ sở để tính tiền công, tiền lương hàng tháng mà người lao động sẽ nhận được khi làm việc tại các doanh nghiệp.

Lương cơ bản không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác trong doanh nghiệp. Do đó, lương cơ bản thông thường không phải là lương thực nhận của người lao động.

Hiểu một cách đơn giản hơn, lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị nào đó.

2. Đối tượng áp dụng

Theo Điều 2 Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018:

1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.

2. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

4. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp

3. Các căn cứ để tính lương

– Hợp đồng lao động

– Bảng chấm công

– Phiếu xác nhận sản phẩm, phiếu xác nhận công việc hoàn thành. (nếu tính lương theo sản phẩm, lương khoán)

– Quy chế lương thưởng của DN…

– Mức lương tối thiểu vùng: Là mức tối thiểu mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động

– Tỷ lệ trích các khoản theo lương: để xác định số tiền đóng các khoản bảo hiểm

– Mức lương đóng các khoản bảo hiểm

4. Lương cơ bản dành cho doanh nghiệp hiện nay 

Do tùy thuộc vào tính chất, yêu cầu của từng công việc cụ thể nên mức lương cơ bản đối với khối doanh nghiệp và khối Nhà nước cũng có sự khác biệt.

Mức lương cơ bản của người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ Điều 3 Nghị định 157/2018/NĐ-CP, mức lương cơ bản của người lao động sẽ là mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.

Mức lương cơ bản năm 2019 của đối tượng này như sau: 

mức lương cơ bản

Có thể thấy rằng, với một lao động làm việc tại doanh nghiệp tư nhân thì mức lương cơ bản nhận được không thấp hơn lương cơ bản vùng. Bên cạnh đó, lương cơ bản còn tùy thuộc vào thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động khi ký kết hợp đồng lao động. 

5. Lương cơ bản dành cho khối Nhà nước 

Với đối tượng này, mức lương cơ bản đặc biệt hơn và được tính theo công chức:

mức lương cơ bản

Trong đó, mức lương cơ sở năm 2019 có sự điều chỉnh như sau:

+ Từ 01/01 – 30/06/2019: 1,39 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP)

+ Từ 01/07 – 31/12/2019: 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị quyết 70/2018/QH14).

Lưu ý :

Trước năm 2018, lương cơ bản được coi là mức để đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, luật bảo hiểm xã hội năm 2018 có sửa đổi quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bao gồm tổng lương của người lao động tức là: lương cơ bán, lương thưởng và lương phụ cấp khác. Do vậy, mức lương đóng bảo hiểm xã hội hiện nay theo quy định mới của pháp luật sẽ cao hơn so với trước năm 2018

Lương cơ bản không được thấp hơn mức tối thiểu vùng và phải cộng thêm từ 7% đối với đối tượng đã qua học nghề.

Mức lương tối thiểu vùng sẽ được thay đổi hằng năm và cập nhật sau khi họp Hội đồng tiền lương quốc gia

Trên đây là cách tính mức lương CB trong các doanh nghiệp tư nhân và các khối Nhà nước. Hi vọng, kế toán sẽ nắm rõ những quy định này để thực hiện đúng việc tính lương cho người lao động. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...